Dự đoán là một việc phức tạp .
Dễ nhầm lẫn và rất khó để đoán đúng chính xác 100%.
Nhưng chúng ta sẽ thực hiện những dự đoán này. Vì chúng ta vừa kỷ niệm 10 năm kể từ khi whitepaper của Bitcoin ra đời. Tôi sẽ cố gắng đoán xem trong 20 năm tới, Bitcoin, blockchain, tiền mã hóa sẽ thay đổi như thế nào.
Tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn KHÔNG PHẢI để đoán xem liệu “Bitcoin sẽ trở thành con số 0” hay “Bitcoin sẽ trở thành đồng tiền dự trữ có giá trị lên đến $1.000.000”. Thay vào đó, chúng ta sẽ xem xét sự biến đổi của công nghệ và rồi xã hội sẽ thay đổi như thế nào cùng với những cải tiến đó.
Tôi đã có một hồ sơ dự đoán thành công các xu hướng và công nghệ trong tương lai, nhưng không ai có thể đoán chính xác 100%.

Lý thuyết hỗn loạn cho chúng ta biết không thể dự đoán tương lai.
Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.
Chúng ta có thể thấy các sự kiện thiên nga đen hoặc những công nghệ hoàn toàn bất ngờ .
Rất ít người có thể làm tốt.
Trong thực tế, hầu hết mọi người thường có những dự đoán buồn cười về tương lai. Vì vậy trước khi chúng tôi thực hiện bất cứ dự đoán nào, chúng ta cần phải hiểu tại sao để có thể tránh được những sai lầm tương tự.
Lý do tại sao mọi người lại dự đoán sai
Lý do đầu tiên mà mọi người đoán sai tương lai là vì họ dành khoảng 5 phút để xem xét một cái gì đó trước khi họ đưa ra ý kiến về nó.
Đó không phải là tư duy.

Đó là não thằn lằn* (lizard brain) nguyên thủy đang vận hành một suy đoán chủ quan mà hoàn toàn không có khả năng tiếp thu được thêm bất cứ điều gì mới lạ. Não bộ như vậy chỉ thích hợp để thực hiện các hành động tấn công, phòng thủ, tìm thức ăn và chỗ ở hoặc nhiều lắm là tìm gì đó để giải trí.
Thật không may, nhiều người gần như dành toàn bộ cuộc sống của mình để tư duy ở cấp độ này và họ sẽ không đồng ý khi được yêu cầu chạy theo những xu hướng hay là chấp nhận những phát triển mới.
Lý do chính thứ hai khiến mọi người gặp khó khăn trong việc dự đoán tương lai là nó đi ngược lại mọi thứ họ hiểu về thế giới.Hãy suy nghĩ về một công ty như Kodak, họ đã từng từ chối xem xét sức mạnh của video kỹ thuật số chỉ vì họ đã xây dựng một doanh nghiệp hơn 100 năm tuổi. Họ có mọi lợi thế và họ đã bỏ lỡ nó. Họ nhầm lẫn quá khứ với tương lai và trả một giá đắt bằng cách phá sản khi thị trường đào thải những thứ cũ kỹ. Để thấy tương lai bạn phải có khả năng bước ra ngoài giới hạn của bản thân, đừng ngủ quên trên chiến thắng mà phải nhìn xa hơn.
Lý do chính thứ ba khiến mọi người không nhìn thấy tương lai là bởi vì nó thách thức vị trí quyền lực của họ. Đó là lý do tại sao các chính phủ đều cho rằng Bitcoin và tiềnmã hóa là “gian lận” hay “lừa đảo”.
When someone tells you #bitcoin is a scam pic.twitter.com/0JDHIO6RSV
— Crypto Boss (@LegendOfCrypto) October 29, 2017
Họ không thể nhìn thấy rõ ràng bởi vì họ là những người hưởng lợi chính từ hệ thống hiện tại. Nói đúng hơn là họ không muốn nhìn thấy. Vì vậy, họ tham gia vào chiến tranh thông tin. Vì sự phát triển của các cách thức vận hành thế giới mới có nghĩa là vị thế của họ đang bị lung lay và họ sợ điều đó xảy ra. Và họ phải chống lại nó.
Lý do chính thứ tư khiến người ta đưa ra dự đoán sai là vì nhầm lẫn ý kiến ở thực tại và tương lai. Có những thứ bạn nghĩ về thế giới, nhưng trong thực tế chúng lại không phải như vậy. Một là bản đồ và một là lãnh thổ. Đừng nhầm lẫn bản đồ với lãnh thổ.
Clifford Stoll đã đưa ra bài viết nổi tiếng này từ Newsweek năm 1995, tuyên bố Internet là một thất bại thảm hại và sắp sụp đổ. Stoll viết:
“Các dự đoán có thể nhìn thấy viễn cảnh trong tương lai của telecommuting, thư viện tương tác và các lớp học đa phương tiện. Con người sẽ gặp nhau nhờ máy móc và hình thành những cộng đồng ảo. Thương mại và kinh doanh sẽ chuyển từ văn phòng và trung tâm thương mại sang mạng lưới và modem. Và sự tự do của các mạng lưới kỹ thuật số sẽ làm cho chính phủ trở nên dân chủ hơn. Vớ vẩn.”

Không thể không bật cười khi đọc câu trích dẫn trên? Ai mà không thấy những gì Internet đã làm được?
Trả lời: Hầu như ai cũng thấy.
Tôi cá rằng hầu hết mọi người đều sẽ cười phá lên khi thấy bất cứ người đàn ông tội nghiệp nào không biết Internet là gì. Nếu nói vậy thì chắc chắn họ không nhìn thấy cách Wikipedia làm việc như thế nào, sự gia tăng của telecommuting đang lớn đến mức nào và sẽ không thể nào ngờ được khi một ngày nào đó, họ sẽ mua tất cả mọi thứ từ sách đến những thứ lặt vặt thông qua Amazon.
Trên thực tế, điều nổi bật nhất về câu nói trên không phải là ở việc nó có chính xác hay ko, mà mức độ chính xác của nó như thế nào ở nhiều cấp độ .
Nếu bạn quay trở lại và loại bỏ tất cả các ý kiến của Stoll, những gì nổi lên sẽ là một bức tranh rõ ràng đáng kinh ngạc trong hai thập kỷ tiếp theo của mạng lưới. Ta hãy thử kiểm tra:
“Nicholas Negroponte, giám đốc của MIT Media Lab, dự đoán chúng ta sẽ sớm mua sách và báo trực tiếp từ Internet.”
Stoll nhìn thấy tương lai, anh chỉ không muốn nhìn thấy nó. Nếu anh xoay xở để thoát ra khỏi con đường riêng của mình và nếu anh ta chịu tìm hiểu cụ thể và sàng lọc lại những gì anh thấy, bài viết của anh ấy sẽ đi vào lịch sử như một trong những tư tưởng tiến bộ nhất và chính xác nhất từng được viết. Điều đó đưa chúng ta đến lý do tiếp theo.
Lý do thứ năm mà mọi người dự đoán sai trong tương lai là vì họ cực kỳ và hoàn toàn thiếu kiên nhẫn.
Hãy dùng mở bài trong bài viết của Stoll:
“Sau hai thập kỷ online, tôi thấy nó rất hỗn độn.”
Stoll đã sống với Internet trong 20 năm nhưng vẫn không thể hòa nhập. Có lẽ anh ta sẽ không bao giờ làm được dù anh ấy có tốn bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.
Sự chờ đợi là phần khó nhất, phải rất kiên nhẫn để mọi thứ phát triển theo tự nhiên.
Kiên nhẫn. Kiên nhẫn. Kiên kiên nhẫn.
Sáng tạo đòi hỏi những thất bại rồi lại thất bại và sự kiên trì to lớn. Một khi bạn đưa ra ý tưởng với thực tế của trọng lực và ma sát, có thể mọi thứ sẽ đổi khác.
Mọi thứ đều cần thời gian.
Một ví dụ điển hình về quá trình sáng tạo thực sự và mất nhiều thời gian từ George de Mestral, người phát minh ra khoá Velcro (còn được gọi là “khóa mà không có khóa” – zipperless zipper).
Lần đầu tiên anh nảy ra ý tưởng này vào năm 1941, sau khi dẫn chú chó của mình đi dạo trong rừng và thấy những quả có gai dính trên lông của nó. 7 năm sau anh mới có thể thực hiện được. Anh bắt đầu tái tạo bề mặt băng dán có các móc nhỏ ti li vào năm 1948 và phải mất 10 năm để làm cho nó có thể được đi vào hoạt động và sản xuất hàng loạt.
Sau đó, anh đã mở công ty riêng vào cuối những năm 1950, dự kiến nhu cầu cho sản phẩm này sẽ tăng cao ngay lập tức.
Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Phải mất thêm 5 năm nữa trước khi chương trình không gian vừa phát triển vào những năm 1960, người ta mới có thể chứng kiến khóa băng dán là một cách để giải quyết vấn đề cho những bộ quần áo cồng kềnh và bất tiện khi bay vào không gian của các phi hành gia. Thế giới chỉ quan tâm đến việc liệu một phát minh mới có thể giải quyết được gì cho cuộc sống của họ chứ không quan tâm liệu đó có phải là một ý tưởng hay ý thức hệ đằng sau nó. Sau đó, ngành công nghiệp trượt tuyết nhận thấy những khóa băng dính này sẽ cần thiết cho những đôi giày.
Tất cả tốn bao nhiêu thời gian từ ý tưởng ban đầu đến lúc được đưa vào sử dụng, khiến hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận?
Khoảng 25 năm.
Cuối cùng, chúng ta có thể học thêm một bài học từ Stoll trước khi tôi đưa ra dự đoán của mình cho mật mã.
Sai lầm lớn nhất của ông là lý do thứ sáu và cũng là lý do cuối cùng: mọi người không thể nhìn thấy tương lai. Anh ta lại dùng những phát minh hiện tại mà cho rằng nó có thể trở thành giải pháp trong tương lai. Sai!
Các phát minh hiện tại giải quyết các vấn đề hiện tại. Các vấn đề trong tương lai sẽ đưa ra các giải pháp hoàn toàn mới.
Nhưng sự hiểu biết giúp chúng ta hiểu được các đặc điểm cần thiết của một giải pháp trong tương lai.
Chúng ta gần như không thể biết hình thức của các giải pháp đó sẽ là gì, nhưng có thể tìm ra những đặc điểm mà giải pháp sẽ có khi xuất hiện.
Các giải pháp bắt đầu bằng cách chỉ ra những khuyết điểm, tìm cách khắc phục và xác định chính xác những thuộc tính chúng ta cần để có trải nghiệm tốt hơn.
Từ những bài học trên, chúng ta xác định có 3 nguyên tắc giúp dự đoán chính xác tương lai:
- Kiên nhẫn.
- Quan sát, không diễn giải.
- Không dùng các giải pháp của ngày hôm nay để giải quyết vấn đề của ngày mai.
Được rồi, hãy dùng những nguyên tắc này để nhìn vào số phận của Bitcoin và tiền mã hóa.
Sự nổi lên của Bitcoin, tiền mã hóa và phân quyền
Chúng ta sẽ bắt đầu từ một vài dự đoán dễ dàng và chuyển sang một số dự đoán phức tạp cần thời gian dài hơn để chứng minh, cũng như một số đề xuất gây tranh cãi nghiêm trọng.
Tôi có niềm tin rất lớn rằng những chuyện này sẽ xảy ra.
1. Các vụ nổ bong bóng
Mọi người vào và ra khỏi không gian tiền mã hóa khi nhìn thấy chúng như bong bóng sắp vỡ tan , khi giá giảm nặng nề.
Họ nói đúng.
Nhưng cái gì cơ?
Đó không phải là kết thúc của câu chuyện. Nó chỉ là sự khởi đầu.
Tất nhiên, bong bóng sẽ vỡ. Vitalik đã đúng. 90% token sẽ không thành công.
Nhưng sau đó, nó khiến người ta nghĩ đến những ý tưởng làm việc thực sự.
8 năm trong thử nghiệm tiền mã hóa, mọi người đang làm việc trên các tuyến đường sắt trong tương lai, không tính đến những giao dịch đầu cơ và một số hợp đồng thông minh.
Khi bong bóng Internet bùng nổ nhiều trong số những công ty ngày nay, cổ phiếu của họ đã giảm 85%. Tuy nhiên, họ sống sót và điều tốt nhất vẫn chưa đến. Amazon và Google tiếp tục thống trị thế giới.
Điều tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực tiền mã hóa.
10% các dự án có thể vượt qua những biến động sẽ trở thành Amazon, Google và Facebook của ngày mai và thậm chí còn có thể là JP Morgan và Goldman Sachs nữa, chưa kể đến chính phủ của tương lai, như các nền dân chủ trực tiếp hay nền dân chủ lỏng chẳng hạn.
Đổi mới là công việc khó khăn. Vì khi đó bạn mới thực sự cố tạo ra thứ gì đó vốn không tồn tại!
Không có hướng dẫn, không có hình mẫu, không có mô hình kinh doanh để sao chép. Không có gì cả. Tất cả phải là của riêng bạn! Chỉ có bạn và trí tưởng tượng. Với tỷ lệ số người và công ty thất bại lên đến 90% .
Nhưng điều đó không quan trọng.
Tiền mã hóa, blockchain và kế toán tam phân có lẽ là phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua, nên chúng ta sẽ không đi vào con đường bằng phẳng ấy.
Vụ nổ bong bóng chỉ là bước tiếp theo. 3 năm sau đó công nghệ sẽ thực sự trưởng thành và phát triển.
2. Tiền mã hóa của Chính phủ sẽ phát triển
Cộng đồng sẽ không thích dự đoán này, nhưng không phải là không có căn cứ
Nhiều chính phủ sẽ không ngồi yên để đánh mất quyền kiểm soát nguồn cung tiền tệ một cách dễ dàng. Bất cứ ai làm việc trong một dự án nên tìm cách chống lại các cuộc tấn công cấp độ giao thức trên các loại tiền mã hóa phân quyền từ ngay bây giờ.
Một mạng lưới phân quyền DDoS có rất nhiều việc phải làm. Chúng ta sẽ nói về một số loại tiền mã hóa có lớp bảo vệ bổ sung sẽ tồn tại sau khi các giao thức được nâng cấp.
Các chính phủ sẽ thua trận trong thời gian dài, có lẽ từ 30 đến 100 năm (có thể nhanh hơn tùy thuộc vào cuộc chiến hay khủng hoảng tài chính kéo dài bao lâu). Điều đó cho phép chúng ta tồn tại như một cuộc đua. Nhưng trong 10 hay 20 năm sau đó, các đồng tiền mã hóa của chính phủ phát triển mạnh mẽ, lên nắm quyền và chi phối dòng tiền của nhiều người.
“Nhưng sẽ không ai chấp nhận chúng!”
Người bình thường không hiểu về bất cứ thứ gì thực sự quan trọng và họ sẽ hoàn toàn không cho rằng sự riêng tư và an ninh là cần thiết cho đến khi nó bị tách ra khỏi cuộc sống của họ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt như chiến tranh. Khi binh lính xâm chiếm ngôi nhà của bạn và lấy mọi thứ bạn sở hữu một cách bất ngờ, nhu cầu về sự riêng tư trở nên rất cần thiết đối với mọi người.
Hãy nhớ cuộc phỏng vấn này với Snowden về việc giám sát của chính phủ trong chương trình John Oliver?
Mọi người sẽ sử dụng tiền mã hóa của chính phủ như sự lựa chọn thứ hai, thậm chí sẵn lòng giết nó nếu phải làm như vậy. Hãy tin vào điều đó!
Tất nhiên, theo nhiều cách, tiền mã hóa do chính phủ cấp là hoàn toàn vô lý, như Naval Ravikant chỉ ra trong tweetstorm blockchain của mình:
32/ It's nonsensical to have a blockchain controlled by a sovereign, a corporation, an elite, or a mob.
— Naval (@naval) June 21, 2017
Chúng vô nghĩa vì mục đích của blockchain là phân phối quyền lực trên toàn hệ thống. Bằng cách không cho phép một nhóm duy nhất kiểm soát hoặc thay đổi các quy tắc tùy ý, các loại tiền mã hóa và ứng dụng phân quyền cung cấp một bộ kiểm tra và cân đối mạnh mẽ chống lại các hành động có hại cho hệ thống.
Khi 5 ngân hàng khác nhau sở hữu một blockchain, đó không phải là một blockchain, mà khi đó hệ thống trở thành một cơ sở dữ liệu. Chỉ khi các ngân hàng, các nhà quản lý, các cổ đông và khách hàng của ngân hàng nắm giữ chìa khóa blockchain cùng một lúc và có thể chống lại quyền lực của nhau thì đó mới là một blockchain thực sự.
Các kiểm tra và cân đối trên quyền lực chính là vấn đề!
Tiền mã hóa của chính phủ sẽ đại diện cho một vụ tham nhũng đầy đủ và toàn diện.
Nhưng không thành vấn đề. Họ vẫn có thể tham nhũng dù không có tiền mã hóa.
Trên thực tế, thay vì phân phối quyền lực, họ sẽ tập trung nhiều sức mạnh hơn, bằng cách tự cung cấp khả năng theo dõi chi tiêu của từng công dân với khả năng tự động thu thuế từ tiền lương có được nhờ các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ. Đó là lý do tại sao các chính phủ độc tài đang chạy đua để xây dựng đồng tiền mã hóa chính thức của riêng họ. Họ không thể chờ để có thể thu được tiền trong túi của bạn càng sớm càng tốt.
Họ hoàn toàn sẽ cấm tiền mặt dưới vỏ bọc của một trong ba lý do:
- Chống rửa tiền
- Chống khủng bố
- Ngăn ngừa tội phạm
Tất nhiên, biết rằng bạn chi tiêu một nửa số tiền lương của bạn trên Amazon, cửa hàng tạp hóa và tiền thuê nhà thì không sao, nhưng nếu bạn vô tình chọc trúng 1 trong 3 hoặc cả 3 lý do trên, bạn có thể dễ dàng có được sự chú ý một nửa dân số muốn và thậm chí là họ sẽ biết nhất cử nhất động của bạn.
Tiền mã hóa của chính phủ sẽ là một viên thuốc rất, rất đắng và không hề dễ dàng bị nuốt chửng nên những tín đồ hiện tại trong không gian này nên làm quen với sự thật đó.
Giả sử sẽ có hệ thống lai giữa phân quyền và tập quyền được thiết kế ngay bây giờ để tránh bị nuốt chửng trong các đợt sóng thần. Tốt hơn người dùng nên nắm giữ hệ thống blockchain hiện tại và sau đó áp đảo nó từ bên trong hơn là bỏ qua nó để nó trở thành một đối tượng thù địch.
3. Tiền mã hóa phân quyền sẽ trở thành một hệ điều hành kinh tế song song
Chỉ vì các loại tiền mã hóa tập quyền ngày càng thu được nhiều sự chú ý không có nghĩa là các loại tiền mã hóa phân quyền sẽ biến mất. Nhiều chính phủ sẽ cố gắng làm cho nó biến mất, nhưng cuối cùng họ sẽ không xử lý được chúng. Lý do rất đơn giản.
Cũng sẽ có các yếu tố tương tự gây khó khăn trong việc hình thành sự đồng thuận trên một blockchain, khiến mọi chính phủ trên thế giới phải thỏa hiệp. Họ sẽ không thể làm gì được.
Ngay cả khi một số quốc gia công khai chống lại các loại tiền mã hóa phân quyền, nhiều người khác sẽ phải hold các loại coin phân quyền một cách công khai, đặc biệt là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất dưới sự thống trị của châu Âu và đồng USD trong thế kỷ qua.
Tôi thấy các nước Mỹ Latinh, những người theo chủ nghĩa tự do toàn cầu như Singapore, các ngân hàng Thụy Sĩ và nhiều nước châu Á và châu Phi sẽ mở rộng vòng tay để chào đón tiền mã hóa phi tập trung, nếu họ vẫn còn phải gắn bó với đế chế hiện tại.
Nếu tất cả các quốc gia không đồng ý, thì các loại tiền mã hóa phân quyền sẽ không bao giờ biến mất, ngay cả khi các tiền mã hóa tập quyền lên nắm quyền.
Nhưng để duy trì những thứ có liên quan, tiền mã hóa phân quyền cần phải phát triển nhanh. Họ cần một killer app – ứng dụng tuyệt hảo. Ngay bây giờ, chúng rất dễ bị tấn công. Để thực sự có được nền móng vững chắc, họ cần ứng dụng tuyệt hảo đó để lây lan vi-rút trên toàn cầu. Nó phải là thứ không thể thiếu mà mọi người không thể tưởng tượng được cuộc sống của họ sẽ ra sao nếu không có nó. Điều này sẽ mang lại cho người chơi quyền lực hiện có vào hệ thống và sau đó sẽ sử dụng sức mạnh đó để bảo vệ tiền mã hóa phân quyền khỏi các cuộc tấn công từ các thế lực bên ngoài.
4. Killer App cho tiền mã hóa KHÔNG phải là Trình duyệt
Đây là một ví dụ điển hình về việc ghép các phát minh cũ vào một hệ thống mới. Trình duyệt Brave thật tuyệt vời và tôi rất thích khi nó được tích hợp với BAT và hoặc hệ thống thanh toán phổ quát tự động hoán đổi tiền mã hóa mà không cần sàn giao dịch. Nhưng dù sao nó cũng không phải là giao diện cuối cùng kết nối với blockchain. Khi đó nó chỉ là một bước trung gian đầy tiềm năng thôi.
Killer app trông như thế nào?
Tôi không biết.
Nhưng tôi biết nó phải:
- Phổ biến
- Dễ sử dụng
- Hoạt động như một nền tảng cho tất cả mọi thứ từ việc đổi tiền để nhận sản phẩm mà vẫn có thể bảo vệ được quyền riêng tư và thông tin khách hàng.
- Mã nguồn mở
Nó cũng là một cái gì đó hoàn toàn mới và độc đáo có thể mở rộng các đặc tính tốt nhất của blockchain không ngừng đồng thời giảm thiểu những điểm yếu lớn nhất của nó.
Có lẽ một trợ lý AI phi tập trung hoặc Attention filter (Bộ lọc chú ý nhờ vào các khả năng vô tận).
5. Blockchain chỉ là sự khởi đầu của sự đồng thuận phân quyền
Blockchain chỉ là hệ thống đầu tiên thực hiện thành công các cơ chế đồng thuận phân quyền.
Con người đã phát minh ra những cái mới như Tangle ( IOTA ) và HashGraph.
Hai dự án đó có thành công hay không không quan trọng. Vì sẽ luôn có những hệ thống mới tạo ra phương thức mới. Chắc chắn là như vậy.
Trong 20 năm tới, tôi dự đoán rằng sẽ có hàng chục, nếu không phải là hàng trăm giao thức đồng thuận phân quyền được đưa vào thử nghiệm. Những giao thức đó sẽ có khả năng thực hiện các giao dịch cấp độ nhanh như Visa, được hỗ trợ bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Cũng rất có thể là không có hệ thống nào trong số này được con người thiết kế.
Thay vào đó, AI sẽ nhanh chóng sao chép ý tưởng và đưa ra các hệ thống mà không người nào có thể làm được nếu chúng ta cho chúng thời gian 100 năm. Chúng sẽ lấy cảm hứng từ thiên nhiên và hệ thống côn trùng hoặc rễ cây hay các hệ thống sinh học khác như protein chẳng hạn.
Một hoặc hai hệ thống này sẽ thống trị tất cả các loại coin và trở thành hệ thống meta để thống trị tất cả, kết hợp nhiều loại coin khác nhau và vận hành toàn bộ hệ thống như một khối fractal lớn cho phép vô số mạng lưới con có thể phát triển bên trong nó.
6. Tiền mã hóa sẽ trở nên dễ sử dụng hơn
Ngày nay, người dùng đang có những trải nghiệm rất khủng khiếp trong không gian tiền mã hóa.
Nếu tôi nhập nhầm hoặc copy và dán sai, tiền của tôi sẽ biến mất mãi mãi. Nếu có trục trặc phần mềm, tôi sẽ mất tiền mãi mãi. Nếu ai đó hack máy tính hoặc điện thoại, tiền của tôi cũng sẽ biến mất vĩnh viễn.
Tức là, nếu bạn tạo ra bất kỳ sai lầm nào, bạn sẽ mất trắng. Nó giống như lái xe mô tô ở rìa đường núi mà không có rào chắn vậy.
Các ví cốt lõi hoạt động rất chậm, khó sử dụng và xấu xí. Khi tôi nâng cấp Ethereum lần cuối, hệ thống đã quên lưu trữ các private key. Vậy là tôi lại phải tốn thời gian để khôi phục lại tất cả. Đầu năm nay tôi đã có một lượng Bitcoin cũ bị mắc kẹt trong một phiên bản cũ của Multibit từ năm 2013. Phải tốn 1 tuần để tôi có thể giải phóng số coin đó vì phần mềm hiểu lầm rằng tôi đã gửi một giao dịch mà không bao giờ được thực hiện.
Hãy tưởng tượng những ví được trữ lạnh và 5 năm sau đó tôi muốn rút tiền ra. Liệu số tiền đó có còn sử dụng được không? Điều gì xảy ra khi các máy tính lượng tử xuất hiện và chúng ta cần phải cập nhật các giao thức cơ bản của hệ thống?
Người bình thường sẽ không bao giờ có thể làm những thủ tục này vì cơ hội của họ là bằng 0. 20 năm làm việc trong lĩnh vực CNTT đã dạy tôi rằng mọi người có thể và sẽ tạo ra những sai lầm lớn theo những cách hoàn toàn không thể tưởng tượng được đối với dân công nghệ.
Tệ hơn, không có cách nào để cứu vãn bất kỳ giao dịch nào hoặc tránh khỏi những sai lầm. Tôi đã thấy trước được sẽ có nhiều phương pháp thuật toán để đóng băng số tiền bị lỗi khi trade, quay về tài khoản người gửi và bảo vệ các giao dịch, cũng có những cách tương tự để bảo vệ giao dịch ký quỹ và thu hồi số tiền bị đánh cắp. Hãy nghĩ về chúng như các phiên bản tự động gọi ngân hàng và báo cho họ biết về một thẻ card đã bị đánh cắp.
Chỉ các hệ thống cung cấp tất cả các tính năng của hệ thống cũ cộng với các tính năng mới hoàn toàn mới sẽ được chấp nhận hàng loạt.
Hãy nghĩ về những cuốn sách CD-ROM từ thập niên 80. Chúng có một loạt các tính năng mới, như biểu đồ và màu sắc và bạn có thể sao lưu chúng.
Nhưng nó không đủ tốt vì CD có những sai sót nghiêm trọng. Ray Kurzweil gọi đây là giai đoạn “false pretender” (giả vờ sai sót) trong cuốn sách Singularity is Near. Công nghệ mới có một số lợi thế nhưng quá nhiều nhược điểm để nó có thể thay thế công nghệ cũ.
Cho đến khi Kindle và iPad có tất cả các tính năng cũ phục vụ cho việc đọc sách, chẳng hạn như tính di động và dễ nhìn, cộng với các tính năng mới như khả năng chứa hàng nghìn quyển sách trong cùng một thiết bị. Khi đó, không gì có thể cạnh tranh với họ.
Các loại tiền mã hóa phải tuân theo một con đường tương tự, rút ra bài học từ những thiếu sót nghiêm trọng để mang lại sức mạnh mới chưa được giải quyết cho cá nhân và doanh nghiệp để thống trị thế giới.
Tôi cũng thấy nhiều loại hệ thống chúng ta thực sự cần tạo ra để có thể lưu truyền tiền mã hóa xuống đời con cháu. Vì vậy, chúng ta sẽ cần các thuật toán hoặc các ví đa chữ ký (multi-signature wallet) cùng với các dịch vụ đám mây hoặc foglet phân quyền để hoạt động như “người phán xử” cuối cùng.
Hãy suy nghĩ sẽ khó khăn như thế nào khi chuyển Bitcoin đến những người thân yêu trong tình hình hiện nay. Nếu bạn chết vào ngày mai hoặc bị đánh vào đầu và quên mật khẩu của bạn thì sao?
Bạn sẽ phải tạo ra một bản sao lưu các private key ở một nơi an toàn, cung cấp mật khẩu cho một luật sư và hy vọng rằng ông không làm mất nó hoặc USB hay ví Trezor / Nano không bị hư. Tất cả đều khó khăn và đầy rủi ro. Như vậy thật không thể chấp nhận được.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mở một doanh nghiệp crypto, hãy giải quyết vấn đề về thừa kế.
Tôi thấy trước việc sử dụng các hợp đồng thông minh và AI để tạo ra các di chúc với tiền tự ký quỹ. Về bản chất, chính blockchain sẽ là ngân hàng và bộ phận dịch vụ khách hàng, có thể sử dụng dấu sinh trắc học và nhóm Proof-of-stake của bên thứ ba hoặc AI phi tập trung có thể xác minh những người thân yêu của bạn, đồng thời kích hoạt các sự kiện trong ngày của bạn. Quá trình tự khôi phục mật khẩu và khóa sẽ được DỪNG LẠI.
Dù có vẻ như thế nào, chúng ta sẽ cần các thuật toán mà chúng ta đang có hiện tại điều khiển để đưa tiền cho những người chúng ta muốn và tránh xa tầm tay của những người muốn cướp số tiền đó khỏi tay ta. Chúng ta cũng cần có hệ thống để bảo vệ bản thân khỏi tai nạn và chết chóc.
7. Các giao thức của Coin sẽ được tách ra khỏi chúng
Ngay bây giờ tất cả các loại coin hiện hành được liên kết chặt chẽ với các giao thức của chúng.
Tôi hy vọng chúng ta sẽ được tách ra khỏi các giao thức để giao dịch, gửi và nhận cũng như bảo vệ và lưu trữ các coin.
Điều này sẽ phản ánh sự tiến hóa của các máy chủ ngày nay từ các liên kết rườm rà đến không cần máy chủ.
Ban đầu, hầu hết coin đều không thể mở rộng. Chúng ta thậm chí không thể tiến gần đến việc đạt được quy trình xử lý giao dịch cấp Visa trên chuỗi. Lúc đó, Bitcoin chỉ có thể thực hiện nhiều nhất 7 giao dịch mỗi giây.
Một số người đã nghĩ liệu tiết kiệm và lưu trữ nó có an toàn hơn là gửi nó.
Điều đó thật ngớ ngẩn.
Chúng ta có thể trade coin nhanh và xa một cách thường xuyên theo ý chúng ta muốn.
Giới hạn 1 MB được tạo ra để ngăn ngừa các vụ tấn công. Ban đầu Bitcoin không có giới hạn. Satoshi đã không nhắc đến và không giải thích về nó trong mã nguồn. Sau này, nó đã được đội ngũ phát triển thêm vào để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.
Chúng ta có thể và sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ tốt hơn.
Theo Lightning Network, nếu chúng ta có 7 tỷ người chỉ làm hai giao dịch một ngày thì sẽ mất:
- 24 GB khối
- 3,5 TB / ngày
- 1,27 PB / năm
Chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi và phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ sẵn có để có thể thiết kế các giải pháp thực sự nhằm duy trì sự tồn tại của Bitcoin và tiền mã hóa. Chúng phải thay đổi. Các hệ thống phòng thủ mới có thể được tích hợp một cách dễ dàng, các thuật toán cryptographic mới hơn khi các máy tính lượng tử ra đời. Từ đó, tốc độ cũng sẽ được cải tiến nhanh hơn.
Chúng ta không thể ngủ quên trên chiến thắng chỉ nhờ vào tầm nhìn của Satoshi và cho rằng anh ta đã nghĩ thấu đáo mọi thứ trước khi tạo ra Bitcoin.
Anh ta không làm thế đâu.
Thành thật mà nói, ai mà biết Satoshi nghĩ gì? Anh ta đã rời khỏi dự án. Nếu anh ta thực sự muốn dẫn dắt nó, anh ta có thể đã bị mắc kẹt như Linus với Linux. Nhưng anh không làm vậy. Anh ta cứ để nó như vậy để chúng ta tìm ra tất cả.
Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu làm điều đó bởi vì hệ thống hiện tại cần sự phát triển không ngừng, không thì nó sẽ bị chi phối bởi các bộ xử lý thanh toán khổng lồ giống như tình hình hiện tại.
Một cách để làm điều đó là giảm tải tất cả các giao thức và vận hành tất cả các coin tương đương với các máy ảo hoặc các thùng chứa. Sau đó, tách biệt các quy tắc của từng loại coin.
Đó chỉ là một cách, nhưng để thực sự trở thành công nghệ đột phá được hứa hẹn, blockchain cần sự đổi mới thực sự.
Việc bảo vệ toàn hệ thống khỏi những kẻ lừa đảo và các cuộc tấn công cấp độ Advanced Persistent Threat (mối đe dọa liên tục được nâng cao – APT) là rất cấp thiết. Hãy nghĩ về tường lửa khổng lồ của Trung Quốc tấn công hoặc các giao dịch bị chặn vì bị tấn công. Ta có thể thấy kiến trúc NEM hiện nay đã là một bước khởi đầu tốt, vì nó có tường lửa bảo vệ cho các node.
Nhưng nó cần phải có những cải tiến vượt bậc hơn thế để ngăn chặn nhiều cuộc tấn công xảo quyệt và có sức công phá hơn. Và điều đó không thể chỉ được thực hiện trong 4 năm với giải pháp là một hard fork.
Các giải pháp tốt nhất có thể tiến hành là tải xuống các chuỗi quy tắc bảo mật bên ngoài có khả năng phát hiện xâm nhập của tất cả các node trong mạng lưới, tường lửa, giao thức và các biện pháp đối phó tự động dựa trên AI.
Hãy suy nghĩ về ICE của Neuromancer .
8. Sẽ có 4 loại coin thống trị HỆ THỐNG , 50 – 100 coin thường, vô số các biến thể của những coin đó, và các State Coin
Nếu muốn xây dựng một ứng dụng dựa trên blockchain? Bạn sẽ cần có coin.
Nhưng thực ra thì bạn không cần.
Vì sau đó coin sẽ bắt đầu bị chuyển đổi thành các loại khác nhau. Tại thời điểm này tôi chỉ có thể thấy 4 loại coin cần thiết để sử dụng dịch vụ:
- Coin giảm phát
- Coin lạm phát
- Token hành động
- Token tặng thưởng
Coin giảm phát là để tích trữ và đầu tư. Chúng sẽ tăng theo thời gian và mang lại lợi ích cho holder. Mọi người đều cần loại đầu tư này và đó là lý do Bitcoin đứng đầu trong danh sách đề cử.
Coin lạm phát phản ánh tình hình của đồng USD ngày nay. Không ai thích chi Bitcoin để mua TV màn hình phẳng để rồi nhận ra rằng họ đã trả $175.000 sau một vài năm khi giá Bitcoin tăng vọt lên. Chúng ta cần có một loại coin ổn định, có thể dùng để chi tiêu.
Token hành động dành cho các tác vụ trên mạng lưới và chúng luôn luôn miễn phí, chúng được dùng trong những trường hợp như bỏ phiếu hoặc gửi tin nhắn văn bản chẳng hạn. Đây không phải là microtransaction*. Việc đặt lại mật khẩu trên một cái gì đó không nên bị tính phí. Như các nhân viên của EOS nói: “Nếu bạn đến Amazon mà phải tốn 3 xu để tải trang, sẽ không ai muốn tải trang web đó cả.”
*Microtransaction: Giao dịch mua vật phẩm ảo trong game bằng tiền thật.
Token tặng thưởng được thiết kế để hoạt động trong hệ thống như là một đại diện kỹ thuật số, khuyến khích hành vi tốt và trừng phạt hành vi xấu.
Theo nghĩa đen, bạn có thể xây dựng hệ thống cực mạnh chỉ với 4 loại coin này. Mỗi loại coin khác nhau chỉ có thể hoạt động như một thành phần phụ của những đồng coin có metadata khác nhau.
9. Kinh tế của 20 năm tới sẽ khác xa so với hiện nay
Bạn có phải là một người lập kế hoạch Keynes hay là một nhà tiếp thị trong thị trường tự do của Áo không?
Câu trả lời là ai quan tâm?
Tất cả các lý thuyết kinh tế đều được tiến hành dựa trên những nghiên cứu dữ liệu hạn chế về thời gian. Tất cả lý thuyết hiện tại sẽ chứng minh rằng nền kinh tế đã tiên tiến hơn so với thời kỳ con người còn săn bắt hái lượm. Và khi chúng ta thử nghiệm các hệ thống kinh tế mới trong những năm tới, tất cả sẽ tiếp tục thay đổi.
Đó là những gì các coin mới mang lại: Hệ thống kinh tế vi mô trong chiến tranh.
Đó là kinh tế học Darwin.
Một vài luật cơ bản về kinh tế học sẽ đúng nhưng đa phần chúng sẽ đi đến bước đường cùng. Đó là bởi vì với các hệ thống blockchain, chúng ta sẽ có dữ liệu kinh tế theo thời gian thực trên quy mô toàn cầu, chứ không chỉ là một loạt các dự đoán được thực hiện bằng giấy bút như 100 năm trước.
Khi AI theo dõi số liệu thống kê trong thời gian thực trên toàn cầu, chúng ta sẽ có thể thấy hiệu ứng thực sự khi giá thép tăng vọt để xây dựng ở một quốc gia, tức là nhu cầu ở đó đang tăng. Chúng ta sẽ có thể theo dõi cung cầu trên toàn thế giới với tỷ lệ chính xác đến mức không thể tin được và những gì chúng ta biết được sẽ khiến chính bản thân cảm thấy ngạc nhiên.
10. Một DAO sẽ phát triển đến trạng thái Fortune 500
DAO có khả năng đạt được mốc quan trọng này sẽ là một DAO phản ánh phiên bản mở của Visa. Có khả năng nó sẽ cắt giảm các giao dịch và thợ đào coin đóng vai trò chi phối lớn nhất trong mạng lưới và nó sẽ giúp tài trợ cho sự phát triển và quản trị trong tương lai của mạng lưới đó.
Nó sẽ không tích trữ toàn bộ số tiền nhưng lại hoạt động như một trạm lưu chuyển tiền trung gian cho các doanh nghiệp và DAO khác thông qua hợp đồng thông minh cũng như chính quyền tiểu bang, địa phương và tổ chức phi chính phủ khác có thể mang lại lợi ích cho mạng lưới.
Để làm điều đó, DAO phải lớn mạnh.
Cũng có thể nghĩ rằng DAO là một hợp đồng thông minh.
Một DAO sẽ yêu cầu AI giúp quản lý và giảm thiểu các quy tắc và có thể tự động tạo ra các mô hình quản trị tạm thời. Quản trị là tất cả mọi thứ trong DAO và không có mô hình có khả năng mở rộng tốt nào để quản lý một tập đoàn lớn mà vẫn giữ được tính minh bạch bằng mã nguồn mở. Trước đây DAO đã không thành công vì họ có vấn đề mà tôi gọi là Brave New World.
Mọi người đều tưởng tượng họ là người đứng đầu và không ai muốn làm những việc cỏn con.
Để hoạt động hiệu quả, mọi người phải hiểu vai trò của họ và chấp nhận nó, ngay cả khi sau này vai trò đó sẽ thay đổi.
Quản lý trong môi trường doanh nghiệp rất khó khăn. Vậy làm thế nào để bạn biết được một ai đó làm việc không hiệu quả trong một DAO? Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng người phụ trách an ninh ICO thực sự có đủ điều kiện và không chỉ được bầu vì mọi người đều thích anh ấy? Bạn không thể mạo hiểm để một người nào đó có thể ôm lượng Bitcoin trị giá $45 triệu bỏ chạy đúng chứ?
Các kiến trúc phi lợi nhuận tự động của tương lai sẽ phải phát triển các công cụ đáng kinh ngạc để quản lý và ra quyết định liên tục cũng như các thỏa thuận hoạt động có chức năng như mã code.
11. Nền kinh tế Gig* sẽ tăng trưởng lớn
*Theo Techtarget, nền kinh tế gig (gig economy) là một môi trường trong đó các công việc tạm thời là phổ biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với những người lao động tự do về một sự cam kết ngắn hạn giữa đôi bên.
Những người từ thế hệ thứ hai có 1 đến 2 công việc trong suốt cuộc đời của họ.
Ngày nay chúng ta có 5 hoặc 6.
Người của tương lai sẽ có 5 hoặc 6 công việc cùng một lúc.
Một nửa trong số những nguồn thu nhập này sẽ tự động và thụ động. Chúng ta cũng sẽ thấy sự gia tăng của các dịch vụ phù hợp với công việc AI. Các máy sẽ biết khả năng và kỹ năng của bạn để rồi tìm kiếm các hợp đồng ngắn hạn và bạn thậm chí còn không cần phải đi tìm việc làm.
Hãy tưởng tượng một dự án phần mềm đòi hỏi một lượng mã code điên rồ, khoảng 10.000 tỷ dòng. Các dự án phần mềm chỉ trở nên phức tạp hơn và sẽ tiếp tục phát triển. AI sẽ viết và kiểm tra một nửa nhưng con người sẽ viết nửa còn lại. Dự án sẽ được đưa vào hệ thống phân quyền để phân bổ và phân tích công việc. Nó sẽ hoạt động như một người quản lý và phân phối công việc cho người lập trình trên toàn thế giới dựa trên danh tiếng và nhận dạng dấu vân tay.
Tàu điện ngầm Hồng Kông AI có lẽ là nguyên mẫu đầu tiên của loại mạng lưới này, dù nó không hoàn toàn giống như vậy. Nhưng nó có thể dự đoán những thiếu sót của tàu điện ngầm và gửi các kỹ sư để họ tìm cách khắc phục những sai sót đó.
Phần lớn điều này sẽ được quản lý bởi Ngân hàng uy tín bên ngoài và được điều chỉnh bởi blockchain, biến nó thành mạng tín dụng xã hội của ngày mai.
Điều này sẽ vừa tốt vừa rất, rất xấu.
Nhưng hệ thống các ngân hàng đại chúng mở được quản lý công khai sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra các mối quan hệ và việc làm, từ đó xác định xem ai là người đáng tin cậy trong kinh doanh và cuộc sống.
Nó sẽ là một con dao hai lưỡi.
Thách thức chính là rất ít người có thể đồng ý chấp nhận một hệ thống pha tạp giữa tốt và xấu và biến mọi thứ thành những mớ hỗn độn không thể nhận ra.
12. Blockchain sẽ dung túng tất cả những kẻ ác
Những người đam mê tiền mã hóa sẽ phải đối mặt với thực tế rằng blockchain có thể và sẽ dung túng cho những điều xấu.
Không có gì là tốt hay xấu. Mọi thứ đều có 2 mặt của nó. Bạn có thể giết ai đó bằng súng nhưng bạn cũng có thể nuôi gia đình bằng cách săn bắn. Nước duy trì cuộc sống nhưng nó cũng có thể làm bạn chết đuối.
Nếu bạn hiện có thiết kế hệ thống ngay bây giờ nhờ phương pháp DevOps, chỉ cần biết rằng rất có thể đó là thảm họa cho các hệ thống có thể điều chỉnh thuật toán.
Thay vào đó, bạn nên từ từ chấp nhận, suy nghĩ về nó và không phá vỡ phương pháp tiếp cận mọi thứ.
Bạn nên bắt đầu suy nghĩ về tất cả các cách có thể phá hủy hệ thống của bạn, không thì bạn sẽ không thể bảo vệ nó. Nếu bạn không tưởng tượng được tất cả các cách mà một nhóm thù địch sẽ sử dụng sức mạnh của blockchain như thế nào, thì bạn thật ngây thơ.
Từng có một bài viết có tiêu đề: Sẽ ra sao nếu Hitler có Blockchain? Thực ra thì chúng ta không nên đưa những thứ như blockchain vào tay những kẻ xấu. Âm mưu đen tối của họ sẽ không ngừng tìm cách làm thế nào để sử dụng blockchain như một hệ thống đàn áp và kiểm soát ngay từ đầu.
Đừng quên rằng IBM đã giúp Đức Quốc Xã quản lý vụ tàn sát bằng máy tính có khả năng phân loại những nhân vật theo chủng tộc và giai cấp.
Họ có thể làm gì với blockchain? Câu trả lời là sẽ có nhiều tội ác khủng khiếp hơn chúng ta tưởng tượng.
Có lẽ bạn nghĩ rằng một hệ thống mở sẽ khiến nó không bị lạm dụng?
Sai!
Nếu Internet đã dạy cho chúng ta bất cứ điều gì thì hệ thống mở có khuynh hướng tập trung và có đủ thời gian để phá hoại và làm hỏng bất kỳ hệ thống nào.
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tiền mã hóa và bạn không nghĩ về cách để lạm dụng nó thì rất có khả năng là thay vì thiết kế một hệ thống để cứu thế giới bạn vừa tạo ra một nhà tù trói chân
13. Bitcoin có 50% cơ hội sống sót
Hầu hết các tín đồ thật sự sẽ không thích điều này nhưng thành thật mà nói, 50/50 thật sự là một tỷ lệ rất cao.
Tôi biết bạn sẽ đáp lại rằng tiền tệ sẽ không dừng lại! ATH mới !!!! Mua và HODL muôn năm!
Trước tiên, Bitcoin có lợi thế của loại tiền tệ kỹ thuật số tiên phong đầu tiên. Cho đến nay, nó vẫn đang thống trị thị phần toàn cầu nhưng một vài sai sót lớn cũng sẽ có đủ khả năng để nhấn chìm nó.
Bitcoin không tích hợp tính năng quản trị. Đây là một lỗ hổng rất quan trọng. Chỉ có một vài cách để thay đổi nó. Đầu tiên là gửi đề xuất mà hầu hết mọi người đều đồng ý và như chúng ta đã thấy với SegWit, điều đó cực kỳ khó. Phải mất 4 năm để những đề xuất thay đổi được chấp nhận.
Thứ hai là bắt đầu một dự án mới và hardfork nó. Đây có thể là cách duy nhất mà điều này thực sự hiệu quả. Một nhóm có thể chia rẽ nó và xây dựng hệ thống quản trị riêng.
Một coin với thiết kế tốt, được lưu hành rộng rãi, tích hợp tính năng quản trị sẽ có lợi thế lớn hơn Bitcoin và có thể dễ dàng thay thế nó, vì nó khiến cho quá trình nâng cấp liền mạch và trơn tru.
Việc nâng cấp và ứng phó với các cuộc tấn công của các lực lượng thù địch sẽ cần phải được triển khai nhanh chóng và thấm nhuần qua mạng lưới trong nhiều giờ hoặc vài ngày, chứ không phải cần đến vài năm.
Còn về mở rộng quy mô? Thay đổi kích thước khối sẽ không giải quyết được về lâu về dài. Nó sẽ đòi hỏi một cái gì đó triệt để hơn.
Điều gì xảy ra nếu các chính phủ chỉ quyết định rằng họ sẽ chi $1 tỷ cho một trung tâm dữ liệu và thiết kế ASIC bí mật để điều hành hệ thống? Có bất kỳ thợ đào coin nào cạnh tranh được không?
Đây chỉ là một ví dụ mà gần như Bitcoin không thể vượt qua. Nếu bạn thực sự có thể nhìn thấy một vấn đề bạn có thể tìm thấy một cách để sửa chữa nó. Nhưng nếu chúng ta chỉ đối phó với các vấn đề được một thời gian, chúng ta sẽ không đi đến đâu cả.
Bitcoin là một ý tưởng tuyệt vời, tốt đẹp và nó đã thay đổi thế giới. Nó sẽ không thành công chỉ vì nó gian lận hoặc lừa đảo, mà là vì các quy tắc mã hóa cứng của nó thiếu khả năng quản trị.
Tất nhiên, như vậy không có nghĩa là Bitcoin đang thất bại. Chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về cách lưu nó ngay tại đây, ngay bây giờ.
Cách tốt nhất để đảm bảo nó tồn tại là hiểu tất cả những lý do thực sự mà nó có thể thất bại và bắt đầu thiết kế các giải pháp thực sự cho những vấn đề ngày hôm nay, để khi họ đến nơi, chúng ta đã sẵn sàng .
Biên giới cuối cùng
Tiền mã hóa đại diện cho một nâng cấp cơ bản cho các hệ thống kinh tế thế giới mới. Khi chúng được khởi động và tích hợp hoàn toàn vào mạng lưới toàn cầu, thế giới trông sẽ rất, rất khác biệt so với những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được.
Hàng trăm năm kể từ bây giờ, các nền kinh tế ngày nay sẽ giống như các nền kinh tế phong kiến trong quá khứ.
Cyrptocurrencies, các ứng dụng phi tập trung và DAO thậm chí còn giữ khả năng khởi động để đưa chúng ta vào StarTrek như các nền kinh tế hậu khan hiếm tuy nhiên sẽ mất thời gian khá dài.
Crypto sẽ vừa tốt đẹp nhưng cũng vừa xấu xa như mọi thứ trong cuộc sống.
Nếu bạn đang làm việc trong không gian tiền mã hóa thì tức là bạn đang xây dựng thế giới của ngày mai nhưng đừng mong đợi nó sẽ đến vào tuần tới.
Quán tính có một cách làm chậm mọi thứ dù là những tên lửa nhanh nhất. Bạn chỉ cần tận hưởng chuyến đi và mạnh dạn đến những nơi chưa từng có người đặt chân tới.
. . .
Cuộc phỏng vấn của Daniel Jeffries và nhóm Crypto Core Media về tương lai của #crypto trên SoundCloud:
. . .
What Will Bitcoin Look Like in Twenty Years? | Hackernoon
Daniel Jeffries | Tác Giả
Dũng Bùi | Biên tập
Cảnh Báo: