Mọi người đều hỏi: Thế giới đã thực sự sẵn sàng cho Blockchain chưa? Nhưng điều quan trọng hơn, Blockchain đã sẵn sàng cho chúng ta chưa?
Năm 2017 trôi qua với dấu ấn cực lớn về Blockchain.
Ở thế giới ngoài kia, những câu hỏi nóng nhất thời điểm này là “Bitcoin có phải là bong bóng không?”, “tôi có thể mua Ripple ở đâu?”. Nhưng họ đã bỏ lỡ một điều quan trọng. Họ quên mất câu hỏi cơ bản, điều mà tất cả chúng ta đều nên hỏi. Tôi không tin rằng trọng tâm câu hỏi nên xoay quanh vấn đề rằng Bitcoin có tồn tại được vài năm nữa hay là không.
Câu hỏi hấp dẫn hơn phải là: “Làm thế nào để Blockchain thực sự thay đổi thế giới?”. Và ngay cả câu hỏi đó cũng không xem xét rằng liệu các nền tảng Blockchain hiện nay có thực sự hỗ trợ các ứng dụng giúp thay đổi thế giới hay không. Năm 2018 mới thực sự được xem là năm định nghĩa cho Blockchain, với nhiều dự án sẽ thiết lập, phát hành ra sản phẩm hoặc các ứng dụng làm việc, và nó trông sẽ giống như một cơn lũ về cơ chế chuyển đổi tiền tệ. Tuy nhiên, thị trường tăng trưởng theo cấp số nhân sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Blockchains có thể thực hiện hoặc có thể hỗ trợ cho một thế giới phi tập trung.
Trong phần này, chúng tôi sẽ bao quát một số khái niệm và ý tưởng, cũng như một số khía cạnh kỹ thuật. Tôi sẽ cố không đào sâu các nghiên cứu trong vai trò cá nhân, nếu cần thiết, bạn hãy nghiên cứu thêm bất kỳ chủ đề nào mà chúng tôi nhắc đến.
Sự Tiến Hóa Của Blockchain & Blockchain 2.0
Bitcoin đã là tiên phong. Nó đã rất thú vị. Thực sự là một cuộc cách mạng. Đó là hình mẫu Steve Jobs trong tầng hầm của mình, Neil Armstrong đi trên mặt trăng, người thượng cổ tìm ra lửa. Đây là tài sản kỹ thuật số khan hiếm đầu tiên. Nó đã giải quyết được các vấn đề làm phiền toái các nhà phát triển trong nhiều năm trước đó. Nó là nền tảng cho loại tàn sản hoàn toàn mới này.
Tuy nhiêu, giống như nhiều thứ mới mẻ khác, nó cũng gặp những vấn đề phát triển, công nghệ của nó vẫn còn hạn chế và chỉ tập trung vào các giao dịch. Nó giống như cố gắng để tạo nên một ứng dụng hiện đại trên nền Windows’ 98. Điều gần như không thể trở thành hiện thực. Bitcoin hiện nay chỉ tốt như một kho lưu trữ hàng hóa. Trừ khi những biện pháp tỉ mỉ nhằm cải thiện hệ thống hiện tại được thực hiện, còn không thì sẽ chẳng có thay đổi gì xảy ra cả.
Nếu Bitcoin đã đặt ra bản thiết kế cơ bản, thì Ethereum đã xây được ngôi nhà. Ngôi nhà đó là hợp đồng thông minh (smart contracts). Hợp đồng thông minh ( hay hợp đồng số [digital contracts] ) đã mở ra một lối đi mới cho thế giới về khả năng vận hành và sự phát triển.
Thực hiện hợp đồng thông minh sẽ cho chúng ta cơ hội để cách mạng thế giới, loại bỏ đi những nhà trung gian, và cho phép sự tin tưởng trong thế giới số hóa. Ethereum là một nền tảng cho phép dApps được phát triển (dApps — decentralized applications — ứng dụng phi tập trung), và sự ra đời của dApps (và lần lượt là các mã ERC20 tokens) đã tạo nên một nền kinh tế mới. Ngày hôm nay, Ethereum làm chủ công nghệ cho gần 85% dự án trên toàn thế giới, các dự án này sử dụng Blockchains tùy biến từ nền tảng của Ethereum.
Ethereum đã rất thành công trong việc tập hợp những người tài năng nhất của ngành công nghệ. Vitalik và cộng đồng Ethereum đã đi tiên phong trong tương lai của ứng dụng Blockchain. Nhưng với ưu thế của “người khai phá”, họ cũng có những thách thức rất quan trọng. Sử dụng công nghệ “thay đổi trò chơi” (game-changing) của điện thoại Sidekick năm 2002. Tại thời điểm đó, không một thiếu niên nào lại muốn thiếu nó trong túi của họ. Ai có thể nghĩ rằng màn hình cảm ứng đầu tiên sẽ biến Sidekick trở thành một tuyệt tác nghệ thuật trong một bảo tàng. Không phải điều này nói rằng Ethereum đã thuộc về viện bảo tàng, nhưng hãy nhớ, một đống những con mèo kỹ thuật số sẽ đưa Ethereum kết thúc cuộc đời của nó.
Những con mèo số ở đây là Cryptokitties — một trò chơi nuôi mèo ảo trên nền tảng của Blockchain — nó trở nên nổi tiếng và bùng nổ vào đầu tháng 12 đã làm cho hệ thống mạng Ethereum phải “lên bờ xuống ruộng” vì nó. Với mức giá giao dịch bình quân tăng 465% từ ngày 28 tháng 11 đến 12 tháng 12, khoảng thời gian căng thẳng này đã là một thời điểm đen tối cho thế giới Blockchain. Mạng lưới Ethereum bị tắc nghẽn và nó trông giống như một giấc mơ không tưởng trong mắt một số người. Có thể tín hiệu đã mất liên lạc? Có thể Ethereum không phải là giải pháp tối ưu cho thế giới phi tập trung thực sự, cho một nền “Internet 3.0”?
Cuộc thảo luận đã chuyển từ lời đồn đoán sang việc tưởng tượng về việc liệu Ethereum có thể trở thành ngôn sứ của thế giới mới hay không. Cùng khoảng thời gian đó, không có gì ngạc nhiên, các Blockchains thế hệ thứ 3 (3rd Gen) đã bắt đầu giải quyết được sự quá tải. Những bước tiến của các dự án như EOS và Cardano là rất đáng kể. Họ chắc chắn không nên bị bỏ qua ở đây. Nhưng chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó ở lần sau.
Năm 2017 đã là năm đầu tiên mà Blockchain được quan tâm như một xu hướng chính thức. Nó cho thấy sự tăng trưởng to lớn của thị trường. Sự phát triển không thể tin nổi của dApps. Những ý tưởng sáng tạo giải quyết những vấn đề lớn trong thế giới của chúng ta. Số lượng ngày càng gia tăng của các dự án đáng chú ý, các nền tảng cũng đang chứng tỏ sự bình đẳng và niềm tin lớn lao vào sức mạnh của hợp đồng thông minh.
Tuy nhiên, cộng đồng cũng đã phải vật lộn để phát triển một số ít các dự án này và thực sự đưa chúng vào sử dụng. Ví dụ nổi bật nhất, không gì khác ngoài Ethereum. Chúng ta đã thấy khá rõ ràng đó là nền tảng với lý thuyết ứng dụng được đề xuất (dApps) không có cách thực hiện trên quy mô lớn một cách thực sự. Nó còn những hạn chế.
Bây giờ chúng ta có một chút thông tin:
Câu hỏi trong tâm trí của mọi người là liệu xã hội chúng ta có “sẵn sàng” để áp dụng Blockchain hay không ?. Mối quan tâm bắt nguồn từ việc (thiếu) hiểu biết của một xã hội về một ý tưởng khá kỹ thuật và khái niệm khó. Đối với câu hỏi này, tất cả mọi người và mẹ của họ có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi thực sự chúng ta cần đặt ra là: “Blockchain đã sẵn sàng cho chúng ta ?”
Tôi hiểu rằng câu hỏi này có thể hơi mang tính phổ quát. Tôi đã chia nhỏ nó thành ba câu hỏi khác, mà tôi nghĩ sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi chính dễ dàng hơn.
1. Ethereum sẽ hoạt động chứ?
Ethereum rõ ràng có một vài vấn đề đó là nhiều nền tảng của thế hệ thứ ba đang cố hướng đến và giải quyết — Đây sẽ là một chút về kỹ thuật, hãy chịu khó… đọc. Thiếu hụt chính của Ethereum là về mặt giao thức của nó. Thời điểm hiện tại, tiền Ethereum, được khai thác bằng Proof of Work (PoW) — cùng một giao thức được sử dụng bởi Bitcoin.
Lý thuyết: Với Proof of Work, các máy tính trong mạng cạnh tranh nhau việc giải quyết các công thức toán học để xác nhận các giao dịch trong Blockchain, và do đó, nó bảo mật cho hệ thống. Hai nhược điểm chính của giao thức PoW là nguy cơ tấn công 51% và tiêu thụ năng lượng lớn cần thiết cho an ninh mạng. Vì những lý do này, tôi nghĩ rằng PoW sẽ sớm trở thành một hệ thống đã lạc hậu, khi Blockchain chuyển sang một giao thức mới gọi là Proof of Stake (PoS).
Proof of Stake hoạt động tương tự như PoW, ngoại trừ việc các máy tính xác nhận mạng và nhận phần thưởng tương đương với sức mạnh tính toán tương đối của chúng, PoS sử dụng các mã token. Những người nắm giữ các token này có thể “đặt cọc” các thẻ của họ (có nghĩa là tạm giữ các thẻ trong hợp đồng thông minh bị khóa — cho đến khi kết thúc) và trao đổi, xác nhận các giao dịch và nhận phần thưởng dựa trên số lượng tương đối của các thẻ. Trong PoW, nếu bạn vận hành 5% tổng sức mạnh tính toán của mạng, bạn có thể mong đợi nhận được 5% phần thưởng khối (block rewards). Trong PoS, nếu bạn sở hữu 5% số token, bạn cũng có thể mong đợi nhận được 5% phần thưởng khối.
PoS cung cấp một giải pháp cho các vấn đề gây phiền nhiễu bởi PoW — chủ yếu là do hầu như không cần năng lượng để chạy PoS — mà không ảnh hưởng đến an ninh của mạng. Tôi sẽ lập luận rằng nó thực sự cải thiện an ninh.
Với Ethereum, và tất cả các giao thức PoW khác, thuật toán khó (tính chất của công thức toán học phức tạp) phải liên tục được cập nhật để giải thích cho phần cứng máy tính tốt hơn và các nhóm khai thác mỏ mạnh hơn. Với PoS không cần phải làm điều này. Với Ethereum, bạn tưởng tượng rằng có thể mua đủ phần cứng máy tính để đạt được một cuộc tấn công 51%; sau khi đã bao gồm mạng, bạn sẽ vẫn có tất cả phần cứng đó và có thể sử dụng nó để tấn công các nền tảng PoW khác. Với PoS, bởi vì bạn phải đóng cọc tiền xu của bạn, bất kỳ hành vi gây hại nào sẽ dẫn tới việc mất tất cả các đồng xu bị mắc kẹt. Vì vậy nếu bạn mua 51% tất cả các token, bạn sẽ mất ngay khoản đầu tư đáng kể. Ngoài ra, chi phí mua 51% mạng tokens là bình đẳng cho tất cả mọi người. Chi phí để có được 51% điện máy tính — do giảm giá cho mua máy tính lớn và các nước có điện cực kỳ rẻ — là không cần.
Người dịch: Nói nôm na thì PoW trả công cho bạn nhờ vào sự thông minh của máy tính giải quyết thuật toán, còn PoS trả công cho bạn nhờ vào sự giàu có của bạn — hay còn gọi là cổ phần bạn có trên mạng lưới.
Trở về với thực tại: Các kiến trúc sư của Ethereum hiện đang cố gắng chuyển đổi mạng của nó sang một giao thức PoS. Tôi tin rằng đây là nơi trú ẩn duy nhất của Ethereum nếu nó có thể thích nghi như lý thuyết đã nói. Mô hình hiện tại của nó chỉ là chưa cung cấp nền tảng cần thiết cho một hệ sinh thái có thể áp dụng. Đối với Ethereum để làm nền móng cho cả ngành công nghiệp, một nâng cấp quan trọng là cần thiết. Nếu Visa có thể giải quyết hơn 440.000 giao dịch / giây thì mạng Ethereum Network chỉ ở mức 15 — để đảm bảo rằng nó không bị gián đoạn. Vitalik Buterin, thiên tài đứng đằng sau mô hình hợp đồng thông minh đầu tiên, đã có một giải pháp cải thiện mạng hoạt động của Ethereum.
Để đảm bảo tuổi thọ của Ethereum trong không gian phát triển liên tục như vậy, các nhà phát triển đã đưa ra một vài câu trả lời:
The Raiden Network
The Raiden Network là một dự án mã nguồn mở nhằm mục đích phục vụ như là một mạng lưới ngoài chuỗi (off-chain) để tạo điều kiện cho việc chuyển giao các token ERC 20.
The Raiden Network sử dụng State Channel Technology (tạm hiểu là: công nghệ phân phối qua các máy chủ cố định), cho phép chuyển đổi các chuỗi off-chain của các on-chain tokens. Những sự chuyển tiếp này được thực hiện bằng cách chuyển tiếp một thông báo được ký tên và dán tem trực tiếp từ hai bên (của một giao dịch) trong khi Blockchain chính nó không tham gia.
Vì chỉ có hai bên có quyền truy cập vào hợp đồng thông minh, bản thân chuyển nhượng không có khả năng chi tiêu nhiều hơn hợp đồng đã quy định, làm cho nó trở nên an toàn như một giao dịch on-chain. Điều này về cơ bản có nghĩa là càng có nhiều người dùng có trong mạng, thì thông lượng sẽ càng cao. Thông lượng là tốc độ các nút có thể nhân rộng một giao dịch chứ không phải số lượng giao dịch/giây (TPS).
Tôi tin rằng Raiden có thể trở thành một lớp mạnh mẽ cho Internet of Things (IoT) và hệ sinh thái machine-to-machine. Người sáng tạo so sánh Raiden Network với một ngân hàng để đảm bảo rằng “một khi bạn nhận được kiểm tra Raiden từ ai đó, bạn có thể hoàn toàn chắc chắn rằng séc này là có thật và bây giờ bạn đã giàu hơn trước đây một giây”. Raiden trông tuyệt vời trên giấy, nhưng tương lai của nó thì sao? Tính đến hôm nay, họ vẫn đang phát triển với một bản preview và bản chính thức sẽ sớm được phát hành. Do đó, họ vẫn còn xa việc thực hiện một giải pháp hoàn thiện cuối cùng.
Một phiên bản mạnh hơn của Raiden (mà chúng tôi sẽ không thêm vào trong phần này) là Raidos, nó đang trong kế hoạch, chưa phát triển.
Sharding
Sharding là một câu trả lời khác có thể làm cho Ethereum trở nên thực hơn là một giấc mơ. Các giải pháp như Plasma (sớm có mặt), và Raiden Network là các giao thức lớp thứ hai, có nghĩa là họ sẽ chạy ra khỏi chuỗi chính Ethereum. Sharding đang giải quyết kiến trúc giao thức Blockchain lớp cơ sở, nghĩa là nó được áp dụng trực tiếp vào chuỗi chính của Ethereum. Điều này cuối cùng giúp duy trì một mạng lưới phân cấp hơn vì sharding sẽ yêu cầu một tỷ lệ phần trăm nhỏ các nút để giám sát và ủy quyền cho mọi giao dịch, cho phép mạng có khả năng ủy quyền cho hàng ngàn giao dịch đồng thời.
Các kiến trúc sư của Ethereum chắc chắn rằng Sharding, cùng với các giao thức lớp 2 như Raiden Network, sẽ hoạt động kết hợp để làm cho Ethereum hỗ trợ tốt hơn cho một nền kinh tế thông minh. Vấn đề thực sự với sự đồng thuận của Ethereum là mỗi nút cần phải xác minh mỗi giao dịch, điều này làm chậm mạng đáng kể. Mục tiêu của Ethereum là mở rộng quy mô lên tới hàng ngàn giao dịch / giây trong tương lai gần, trên chuỗi, không có nút chủ hoặc bất kỳ điều kiện nào khác cản trở việc phân cấp.
Vitalik Buterin tin rằng đó là một phần của giải pháp cho khả năng mở rộng được cải thiện của Ethereum. Anh nói khái niệm sharding tương tự như việc có hàng trăm vũ trụ tương tự nhưng độc nhất vô nhị. Sự can thiệp vào một trong những “thế giới” đó có nghĩa là can thiệp vào tất cả sự đồng thuận chia sẻ “thế giới” và quyền hạn đã được ủy quyền. Sharding chủ yếu là tạo ra một “thế giới” mới, và nhiều hơn nữa, mà không làm nó ảnh hưởng đến chuỗi chính.
Một ví dụ đã giúp tôi hiểu được khái niệm về Sharding mà không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật: Hãy tưởng tượng rằng ba nút A, B, C, phải xác minh dữ liệu T. Thay vì mỗi nút kiểm tra tất cả dữ liệu, dữ liệu T được chia thành 3 phần: T1, T2, T3. Thay vì ủy quyền riêng cho toàn bộ dữ liệu T, các nút A, B, C xác minh mỗi mảnh cùng một lúc để tạo thuận lợi cho việc xác minh dữ liệu— giảm độ trễ.
Plasma
Để hiểu rõ hơn về Plasma, hãy nghĩ đến Raiden Network, thay vì hỗ trợ thanh toán, tạo điều kiện hợp đồng thông minh. Ethereum, giống như một số ít các nền tảng khác, đang tìm kiếm các phương pháp để giảm lượng lưu lượng truy cập được ghi lại và ủy quyền trực tiếp trên chuỗi chính.
Plasma phục vụ hai mục đích:
- Thứ nhất là để tái cấu trúc tất cả các tính toán của mạng vào các định dạng đơn giản hơn.
- Thứ hai là cho phép một phương pháp sử dụng PoS token liên kết trên các Blockchain hiện tại vì mô hình khuyến khích của PoW có thể sẽ khuyến khích giữ lại khối. Khối giữ lại là khi một thợ mỏ giải quyết một khối, nhưng không “công bố” kết quả — giữ lại nó từ mạng lưới.
Plasma bắt cặp hợp đồng thông minh trên Blockchain chính bằng cách sử dụng bằng chứng gian lận (fraud proofs), một kỹ thuật cho phép các nút hoàn chỉnh có khả năng tái kiểm tra tính đúng đắn của một chuỗi bị lỗi. Điều này bảo vệ sự toàn vẹn của chuỗi chính. Những chứng minh giả mạo này thực thi việc chuyển đổi trạng thái trên một Blockchain cha.
Plasma về cơ bản tạo ra “chuỗi con” trên đầu của một chuỗi chính, mỗi một có khả năng chuyển tiếp thông tin vào chuỗi chính. Giống như Raiden Network, Plasma là một lớp thứ hai được xây dựng trên lõi Ethereum. Vitalik tin tưởng rằng điều này, cùng với nhiều thay đổi sắp tới khác, sẽ làm sống lại mạng lưới Ethereum và tăng tuổi thọ của nó.
Kết luận
Liệu Ethereum có thể quy mô hóa hiệu quả?
Một câu hỏi cấp bách nữa là: liệu nó có thể sống đến trước khi một nền tảng thế hệ thứ ba trở thành tiêu chuẩn mới cho cơ sở hạ tầng phân cấp, cơ sở hạ tầng Blockchain?
Với bổ sung lớp thứ hai như Raiden Network và Plasma và thay đổi kiến trúc lớp cơ sở (sharding), có vẻ như Ethereum có một kế hoạch — một giải pháp tiềm năng.
Tuy nhiên, chỉ đơn giản là có một đề nghị không giải quyết vấn đề của Ethereum. Mối quan tâm lớn nhất của tôi là Ethereum sẽ thực sự thực hiện giải pháp này thông qua một hệ thống quản lý phân cấp, và do đó, một mô hình vốn không hiệu quả. Nếu không có quyết định mang tính tập trung, những thay đổi xảy ra chậm. Các giám đốc điều hành hàng đầu của Apple quyết định khi nào sẽ đưa iPhone tiếp theo. Ethereum không có sự sang trọng đó. Các thay đổi cần phải được xác nhận, chấp nhận bởi mạng lưới, và chỉ sau khi đó thì họ mới có thể thực hiện. Chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ giải pháp nhân rộng nào đưa ra trong lời hứa của những người sáng tạo.
Nền tảng của Ethereum yếu ớt, hãy nghĩ đến các giải pháp khả năng mở rộng của Ethereum như những cải tạo cần thiết cho ngôi nhà cũ. Ethereum đang cải tạo ngôi nhà có nền tảng yếu, trong khi các nền tảng thế hệ thứ 3 nghiên cứu kế hoạch chi tiết (Ethereum’s) một cách cẩn thận, chọn một mảnh đất mới, và thiết kế lại những phần mà họ không thích.
2. Nền Tảng Thế Hệ Thứ 3 Là Gì? Họ Cung Cấp Những Gì Mà Ethereum Không Có Vào Lúc Này?
Chúng tôi đã đề cập đến nền tảng Gen thứ 3 một vài lần; chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về nó. Kể từ khi hợp đồng thông minh đầu tiên được ra đời, một xu hướng lớn liên quan đến cơn sốt tìm vàng đã xảy ra nhưng không liên quan đến dApps, nhưng các giao thức có thể đưa chúng ta đến gần hơn với ứng dụng thực tế và chấp nhận nó.
Các dự án này nhằm mục đích trở thành một nền tảng tốt hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn cho việc ứng dụng vào đời thực, và mỗi dự án đều cố gắng tạo ra một cánh cửa ma thuật để đưa chúng ta vào một thế giới mới đầy lạ lẫm. Các dự án này đã làm gì để khác với Ethereum, và chúng có gì đặc biệt?
Các dự án Blockchain mới như EOS hoặc Cardano đang bận rộn phát triển để có thể trả lời về giải pháp cho các vấn đề hiện tại của Ethereum. Mặc dù nhiều dự án này tiếp cận những vấn đề này từ các góc độ khác nhau, nhưng một vài thành phần chính thường được giải quyết. Tất cả các hệ thống Blockchain và các giao thức kỹ thuật rất khó làm việc để xây dựng một nền móng cho phép sử dụng và tích hợp với đời thực. Đối với một Blockchain, chấp nhận công nghệ đồng nghĩa với thành công. Tôi muốn chia nhỏ quyền thừa nhận của Blockchain thành ba thành phần chính: khả năng mở rộng, khả năng tương tác, và khả năng sử dụng tổng thể.
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng luôn luôn là trọng tâm của cuộc tranh luận Blockchain. Đây có lẽ là cụm từ mà bạn đã nghe hoặc đọc về đây nhiều nhất, vì vậy tôi sẽ không đi quá sâu. Nhưng tôi sẽ thêm vào quan điểm của tôi — đặc biệt là liên quan đến các Blockchains đang nổi lên.
Kể từ khi bắt đầu của Blockchain đầu tiên, chúng tôi đã bận rộn xây dựng các giải pháp để tăng khả năng mở rộng. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về Blockchain thì khả năng mở rộng là khả năng của Blockchain, chứa càng nhiều người dùng càng tốt trên chuỗi trong khi vẫn giữ được mức phí giao dịch thấp và sự đồng thuận giao dịch ở mức nhanh. Ethereum và các vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin bắt nguồn từ các giao thức đồng thuận không hiệu quả hiện nay của họ.
Sự kém hiệu quả này tạo nên một vài nhược điểm lớn. Một trong số đó là block time lâu hơn. Block time là thời gian cần thiết để tạo ra một số lượng các giao dịch được đặt trên Blockchain. Bởi vì các giao dịch cần phải có trên Blockchain để được coi là hợp lệ, block time xác định tốc độ và bao nhiêu giao dịch có thể được xử lý trong một thời gian nhất định.
Lý thuyết : Bitcoin có kích thước khối 1MB và thời gian xác nhận 10 phút. Kích thước khối 1MB có nghĩa là khoảng 2.000 giao dịch có thể được bao gồm trong mỗi khối. Người khai thác mỏ phải giải quyết công thức toán học để đặt khối. Thời gian xác nhận 10 phút có nghĩa là công thức toán học được tạo tùy chỉnh để mất 10 phút. 1MB (2000 giao dịch) mỗi 10 phút là chậm kinh khủng. Đó là tốc độ download ngang với vận tốc khi bà ngoại đi bộ. 1MB / 10 phút được chuyển thành .00167mbps (MB / giây). Hãy thử xem Netflix với tốc độ đó. Singapore, với tốc độ internet nhanh nhất trên thế giới, trung bình là 154mbps — nhanh hơn 92.000 lần so với tốc độ của bitcoin. Visa nhanh gấp 7200 lần khi so với giao dịch được xử lý bởi bitcoin.
Trở về với thực tại : Một Blockchain với tốc độ thông lượng và tốc độ TPS cực kỳ chậm sẽ hạn chế khả năng tổng thể và khả năng được chấp nhận của cộng đồng với nó.
Ngày nay, các cấu trúc mới hơn đang được thiết kế với khả năng mở rộng ở chính cốt lõi mới của chúng. Nhiều dự án đang bắt đầu áp dụng các giao thức đồng thuận sáng tạo, đôi khi hy sinh sự phân cấp trong việc hỗ trợ khả năng mở rộng. Như tôi sẽ tiếp tục đề cập đến, tôi tin rằng các doanh nghiệp và tổ chức sẽ là những người đầu tiên áp dụng công nghệ này trên quy mô lớn, và tất cả những điều đó sẽ đòi hỏi các mức độ tập trung khác nhau, với từng trường hợp sử dụng cụ thể. Ở giai đoạn đầu của quá trình thông qua, chúng ta cần công nghệ đủ mạnh để làm cho ước mơ của chúng ta trở thành hiện thực, và chúng ta cần hiệu quả trước khi chúng ta đạt được sự phân cấp lý tưởng, hoàn chỉnh.
Kết luận của tôi là: một cam kết quan trọng nhất và trước hết của Blockchain là phải đạt được một mức độ tốt về khả năng mở rộng để có thể cho phép áp dụng công nghệ Blockchain quy mô lớn.
Khả năng tương tác
Với số lượng ngày càng tăng của các giao thức khác nhau, và không có dấu hiệu chậm lại, khả năng tương tác đang trở nên sống còn.
Khả năng tương tác là khả năng của giao thức tương tác và hợp tác với các Blockchains khác nhau và tạo thuận lợi cho hợp đồng thông minh giữa một giao thức này và một giao thức khác. Khả năng tương tác được nhiều người coi là thứ quyết định của công nghệ Blockchain, vì nó sẽ là yếu tố chính giúp đưa kỹ thuật Blockchain vào thế giới thực.
Bản chất của khả năng tương tác là để loại bỏ sự cần thiết của các trung gian tập trung, nâng cao khả năng thực hiện, khả năng mở rộng, và kết nối giữa các chuỗi công và tư nhân. Một khi các doanh nghiệp và các tổ chức khác bắt đầu áp dụng Blockchain, có thể giả định rằng hầu hết trong số họ sẽ không áp dụng cùng các giao thức và hệ thống, vì những nền tảng và hệ thống này sẽ giải quyết các trường hợp sử dụng khác nhau với mức phân cấp và tích hợp khác nhau.
Vì vậy, việc tích hợp công nghệ Blockchain thông qua phần mềm ERP và CRM có lẽ sẽ được thông qua một số Blockchains khác nhau và không chỉ là một. Tất cả các giao thức cơ bản này sẽ cần hợp tác với nhau để có thể đóng vai trò tích cực trong hệ sinh thái mới nổi này. Nếu bạn vẫn mơ màng về ý nghĩa của khả năng tương tác trong Blockchain, một sự tương đồng thú vị có thể được thực hiện với Facebook: ngày nay, hầu như mọi thứ trên Internet đều có thể truy cập thông qua tài khoản Facebook của bạn. Hãy nhớ khi bạn từng có tài khoản riêng cho tất cả mọi thứ? Facebook chắc chắn kiểm soát cuộc sống của bạn, nhưng nó cũng làm cho nó dễ dàng hơn nhiều. Tích hợp liền mạch là mục tiêu của Facebook từ ngày đầu tiên, một thành phần quan trọng cho cơ sở dữ liệu người dùng 2 tỷ người.
Những thứ này có ý nghĩa gì?
Nhiều dự án đang chuyển từ khả năng tương tác hợp đồng thông minh đơn giản, hướng tới chia sẻ thông tin liên tục giữa các Blockchains. Các giao thức không thể tiên đoán (agnostic) này có thể hoạt động tự do và liên tục với nhau, hơn là thiết lập các lớp giao tiếp khác nhau giữa các mạng khác nhau.
Hãy tưởng tượng được thông thạo mọi ngôn ngữ, thay vì ngồi trên Google Dịch suốt cả ngày. AION, ICON, và WanChain đáng chú ý là các dự án gần đây đã thiết lập liên minh “Blockchain interoperability” (Blockchain có khả năng tương tác), nhằm củng cố nghiên cứu và các nguồn lực nhằm thiết lập một tiêu chuẩn tương hợp cho các mạng lưới Blockchain đang nổi lên.
Kết luận của tôi là các dự án Blockchain với khả năng tương tác tại cốt lõi của họ sẽ sống sót qua sự kiểm tra thời gian và khả năng thích ứng, cuối cùng là làm cho chúng thực sự đáp ứng được công nghệ.
Tính khả dụng
Với khả năng mở rộng và khả năng tương tác, còn yếu tố nào khác để có thể phục vụ nền tảng cho một nền kinh tế? Đó chính là tính khả dụng.
Tính khả dụng là một đỉnh cao của một vài thuộc tính quan trọng, nhưng để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho tất cả mọi người, định nghĩa này đầu tiên: nền tảng cần phải được dễ sử dụng bởi người dùng cuối cũng như của các nhà phát triển.
Như các nhà phát triển, tôi nhìn họ như những người trang trí một căn nhà trống (tạo ra dApps), và người dùng cuối có nghĩa là bạn, người quyết định ngồi trong nhà đó bởi vì nó đẹp và thoải mái. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là người lười biếng, những kỹ thuật mà bạn gọi là các nhà phát triển sẽ làm giảm sự kỳ thị mà bạn đã áp đặt cho bản thân mình. Không ai trong số họ thích làm việc trên một nền tảng mà không cung cấp cho họ tất cả mọi thứ họ cần để xây dựng những gì bạn muốn.
Các nền tảng mới làm cho cuộc sống của nhà phát triển trở nên dễ dàng hơn với các ngôn ngữ lập trình chức năng, kiểm toán hợp đồng thông minh, và các Blockchains có thể tuỳ chỉnh dễ triển khai. Nhưng đây chỉ là một xem xét cho tính khả dụng. Dễ sử dụng là rất quan trọng. Tại sao iPhone lại thống trị thế giới? Không phải vì nó có bộ xử lý tốt hơn, máy ảnh mạnh hơn hoặc sạc không dây — các điện thoại khác tiêu diệt iPhones ở tất cả các yếu tố đó. iPhone là vị vua vì chúng dễ sử dụng, chúng đẹp, được thiết kế đẹp, trực quan, tương thích với tất cả các thiết bị của bạn.
Vì vậy, Blockchains cần phải xây dựng iPhone tương đương. Mục tiêu cuối cùng theo ý kiến của tôi là cho người dùng cuối thậm chí không biết họ đang sử dụng một Blockchain. Ngày nay, các nền tảng thế hệ thứ ba đạt được điều này bằng nhiều cách khác nhau. Họ dịch các địa chỉ Ethereum dài ngoằng thành các địa chỉ dựa theo tên có nghĩa (để cuối cùng bạn có thể sử dụng 69BoomHeadShot420 Callign of Duty callsign làm địa chỉ), trông nó trực quan hơn, mang tính người hơn, ít giống máy móc (tựa như ID, chuỗi hash) hơn.
Ngoài ra, giống như cách bạn không trả tiền để tương tác với một trang web (máy chủ trang web làm điều đó), với các dự án như EOS, người dùng không phải trả lệ phí, chủ của hợp đồng thông minh sẽ trả tiền. Các dự án như Elastos làm cho các Blockchains có thể truy cập được từ điện thoại thông minh và từ bất kỳ hệ điều hành nào. Kết luận, Blockchain phải dễ dàng cho các nhà phát triển và thân thiện cho người dùng , như vậy nó sẽ dễ được chấp nhận.
MVPs
Dưới đây là một số dự án mà tôi đã theo dõi sát sao, tất cả đều tiếp cận những thách thức mà các Blockchains đang phải đối mặt từ những góc độ khác nhau. Có nhiều hơn số này, nhưng tôi sẽ tập trung vào chỉ một vài thôi nhé.
NEO — NEO minh hoạ cho khả năng tương tác, khả năng mở rộng và tính khả dụng, nhưng với chi phí phân cấp thật sự. NEO kết nối với một loạt các Blockchains trong hệ sinh thái, như Ontology và Elastos, kết nối các Blockchains doanh nghiệp tư nhân với các giải pháp Blockchain công cộng. Khả năng mở rộng của họ là lớn, với tốc độ giao dịch đáng kể và phát triển các giải pháp off-chain. NEO và cộng đồng NEO tập trung vào việc phát triển các dự án cho phép phát triển đơn giản cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.
EOS — EOS minh hoạ khả năng sử dụng cho cả người dùng và nhà phát triển. Như đã nói ở trên, bởi vì các nhà cung cấp hợp đồng thông minh trả phí khi chuyển chúng qua mạng, người dùng tương tác với EOS miễn phí. Với mở rộng hàng ngang (horizontal scaling) và cơ chế đồng thuận dPoS hiệu quả, EOS có thể hỗ trợ hàng trăm nghìn lần giao dịch mỗi giây và các ứng dụng chuyên sâu. Địa chỉ dựa theo tên có nghĩa đem lại cảm giác dễ sử dụng và công nghệ Graphine cơ bản của nó đang xử lý thông lượng lớn trên Steemit và BitShares.
MatrixChain — MatrixChain tích hợp AI với Blockchain. MatrixChain sử dụng AI trong một số cách độc đáo với mục đích cuối cùng là đơn giản hóa trải nghiệm người dùng. AI có thể kiểm tra các hợp đồng thông minh và token để đảm bảo rằng các sơ hở và lỗi không diễn ra. Người dùng chỉ có thể nhập các thông số kỹ thuật cho hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ lập trình đơn giản; AI sau đó chuyển đổi các thông số kỹ thuật thành hợp đồng thông minh. Nhưng đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản; AI cần suy luận từ các thông số kỹ thuật mà mục đích của hợp đồng thông minh là gì, và sau đó cho phép nó. AI cũng sẽ tối ưu hóa giao thức Blockchain theo các đầu vào và sử dụng. Về cơ bản, Blockchain sẽ được liên tục tối ưu hóa để tính toán cho việc sử dụng thực tế, chứ không phải hard forks.
MatrixChain sử dụng hybrid PoW (lai) và giao thức delegated PoS (được ủy quyền). Các Blockchain được chia thành các phần khác nhau, trong đó gồm phần mining (khai thác) và sự đồng thuận xảy ra một cách riêng biệt để tăng khả năng mở rộng (think sharding). Nhưng khác với các mô hình PoW khác, Các nút máy tính không chỉ giải quyết các thuật toán vô nghĩa. Những miners thực hiện thuật toán của Markov Chain Monte Carlo (MCMC) — nếu não của bạn đã chết khi đang đọc nội dung đó, hãy giữ nó lại. MCMC tính toán thực sự là quan trọng để giải quyết các thuật toán nhất định. Ngay cả một lời giải thích đơn giản nằm trên phạm vi của bài viết này, nhưng nhận ra rằng MCMC là rất quan trọng đối với thế giới thực, các ứng dụng dữ liệu lớn. Như vậy, khai thác Ma trận thực sự hữu ích để giải quyết các vấn đề của thế giới.
Zilliqa — Zilliqa là một nền tảng Blockchain được thiết kế để mở rộng trong một mạng lưới mở, không quyền hạn và phân phối một cách an toàn. Tính năng cốt lõi làm cho Zilliqa có thể mở rộng được là sharding — chia mạng vào một số thành phần nhỏ hơn các mạng có khả năng xử lý các giao dịch song song. Với quy mô mạng lưới hiện tại của Ethereum là 30.000 miners, Zilliqa sẽ mong đợi để cải thiện thành một ngàn lần so với tỷ lệ giao dịch của Ethereum. Zilliqa sử dụng PoW, cũng như PoS. Nó không sử dụng PoW để đồng thuận. Tuy nhiên, nền tảng này chỉ sử dụng PoW để ngăn chặn các cuộc Sybil attack (tấn công mạo nhận) và tạo ra các nút định danh. Điều này trái với nhiều nền tảng Blockchain (đặc biệt là Bitcoin và Ethereum), nơi PoW được sử dụng để đạt được sự đồng thuận phân tán. Zilliqa sử dụng Ethash, thuật toán PoW được sử dụng trong Ethereum 1.0.
Các giao thức đồng thuận bao gồm các lớp bao trùm của nhóm thư mục, và sàng lọc các giao thức PBFT trong mỗi mảnh. Zilliqa sử dụng Thuật toán Chữ ký Schnorr dựa trên đường cong Elliptic (chắc chắn không được nhắc đến trong bài viết này) với nhiều chữ ký (multi-signing hoặc signature aggregation). Điều này có nghĩa là kích thước của chữ ký vẫn nhỏ hơn nhất nhiều so với khi miner ký vào một khối. Hơn nữa, bằng cách tận dụng mạng cấu trúc hình học không gian hiệu quả, kế hoạch đồng thuận của Zilliqa làm giảm sự phức tạp tuyến tính truyền thông với kích thước của mạng. Zilliqa đề xuất ngôn ngữ hợp đồng sáng tạo và môi trường thực hiện sáng tạo đặc biệt nhằm thúc đẩy kiến trúc bên dưới để cung cấp một nền tảng tính toán quy mô lớn và hiệu quả cao.
Một số dự án thú vị: Qtum, ICON, Nebulas, Elastos, Ontology, và nhiều nhiều nữa.
3. Có Thể Có Một Blockchain Cụ Thể Được Toàn Cầu Hóa Không?
Hãy tưởng tượng một nền kinh tế toàn bộ dựa trên một Blockchain phân quyền.
Tất cả dữ liệu được duy trì và bảo vệ.
Tích hợp chuỗi cung ứng cho phép thương mại nhanh và cải tiến; thậm chí bỏ phiếu được thực hiện thông qua khóa cá nhân (private key) của bạn và Blockchain. Tất cả được đóng dấu bởi Ethereum hoặc EOS.
Đó là giấc mơ mùi mẫn của nhà tự do và tất cả những gì mọi người đang nói về ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi tin rằng có một số rào cản nghiêm trọng đối với các Blockchains để vượt qua trên con đường tiếp nhận toàn cầu. Mọi người đều nói về việc Blockchain sẽ thay đổi toàn bộ thế giới như thế nào, và hôm nay (tương tự như sự gia tăng của Internet) chúng ta đang sử dụng nó để mở rộng giới hạn của chúng ta và xem nó có thể giúp chúng ta đạt được bao nhiêu.
Tôi tin rằng chúng ta vẫn còn xa cái gọi là “một Blockchain để cai trị tất cả”, do nhiều lý do. Ngoài những vấn đề rõ ràng mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài này (khả năng mở rộng, tính khả dụng sử dụng, và nhiều hơn nữa) mà tôi sẽ cố gắng lặp lại, tôi dự kiến những khó khăn nghiêm trọng nhất mà việc nhận được một hệ thống phân cấp duy nhất là được tất cả các chính phủ và chính quyền chấp thuận và hỗ trợ. Liệu tôi có nghĩ rằng Trung Quốc và Thụy Sĩ sẽ có những tiêu chuẩn tương tự cho một chướng ngại mà họ ủng hộ và thông qua? Không chắc.
Luật thương mại, biên giới, rào cản ngôn ngữ, và thuế tất cả đều là những trở ngại đối với các quốc gia đa quốc gia. Và trở lại với những người ban đầu chấp nhận Blockchain. Tôi không thấy lý do chính đáng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc thậm chí các chính phủ và chính quyền sử dụng cùng một nền tảng cho các nhu cầu tập trung và các trường hợp riêng của họ.
Để kết luận, tôi hoàn toàn KHÔNG tin rằng một Blockchain duy nhất có thể đạt được hội nhập toàn cầu sớm. Quan trọng hơn, khi tôi nhìn thấy tương lai của Blockchain và các tác động của nó đối với thế giới của chúng ta, tôi thực sự không nghĩ rằng có một lý do duy nhất nào để thực sự sử dụng nó. Với chuỗi phát triển khả năng tương tác và có thể sử dụng được, chúng ta sẽ thấy rất nhiều phân đoạn về Blockchain sẽ chuyên về các trường hợp sử dụng/ ngành khác nhau.
Hệ sinh thái này sẽ tiếp tục phát triển và chuyên sâu, và tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm thấy quá trình này bão hòa.
Kết Luận
Thế giới của chúng ta rất phức tạp, nền kinh tế của chúng ta thì rộng lớn bao la, yêu cầu của chúng ta ngày càng đa dạng.
Mạng lưới Blockchain này không thể được duy trì bởi một nền tảng, nhưng thay vào đó, sẽ được hỗ trợ bởi một web kết nối có khả năng tương thích, khả năng tương tác, và khả năng mở rộng Blockchains. Những Blockchains sẽ là iPhone của thế giới phi tập trung của chúng ta— sử dụng đơn giản, không tốn kém, và an toàn.
Và chúng ta chỉ mới bắt đầu. Mỗi tháng mang lại nhiều tính năng nâng cao, sự phát triển mạnh mẽ hơn, dịch vụ được sắp xếp hợp lý hơn. Cho đến bây giờ, chuyện thế giới đã sẵn sàng cho Blockchain hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa.
Nhưng với sự phát triển của Blockchains thế hệ thứ ba, và thế hệ thứ tư, thứ năm, thứ sáu thì điều này sẽ sớm thay đổi thôi, nó sẽ không còn phải đợi lâu nữa.
Blockchain Platforms: One Chain to rule them all? | Hackernoon
Lior M. Messika & Noam Levenson | Tác Giả
Vuong | Tham khảo
Dũng Bùi | Biên tập
Cảnh Báo: