Peter Brandt là một trong những Trader huyền thoại với 43 năm kinh nghiệm giao dịch trên thị trường tài chính bằng mô hình giá cổ điển.
Điều làm mình thích nhất ở Peter Brandt là những nhận định đơn giản xúc tích và có phần chính xác cực kỳ cao. Và đặc biệt là ông dành mối quan tâm khá rõ ràng dành cho Bitcoin và thị trường cryptocurrency, khi các nhận định kỹ thuật crypto xuất hiện khá thường xuyên trên Twitter của ông.
Ông còn thường xuyên tweet các kinh nghiệm cực kỳ giá trị mà mình nghĩ là mọi người sẽ học được rất nhiều từ chúng, nên hôm nay mình xin dịch lại một vài trong số đó.
. . .
. . .
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 1 – 10
1. Giới hạn mức lỗ là nhân tố trading quan trọng nhất. Vốn chính là hàng tồn kho của 1 Trader. Nếu mất hàng thì không thể kinh doanh gì hết.
2. Khi Nhà Phân Tích “Sai”, nó được gọi là lần dự đoán được rút kinh nghiệm. Khi Trader “Sai”, nó được gọi là thua lỗ. Khác biệt rất lớn.
3. Có 2 nhân tố quan trọng của bất kỳ 1 lệnh nào : xu hướng và thời điểm. Chỉ cần sai 1 trong 2 thì lệnh sẽ sai. Tôi muốn tập trung phần lớn vào thời điểm để cho nếu tôi sai về xu hướng thì thua lỗ sẽ ít thôi.
4. Tôi đã đủ già để chứng kiến các ngân hàng bị đóng cửa trong năm 1929 (đại khủng hoảng). Sẽ có ngày mà các ngân hàng (các sàn giao dịch crypto) sẽ bị đóng cửa khi trader muốn rút tether. Short tether tại bất kỳ giá nào gần $1 là 1 cú trade tốt.
Rõ ràng Peter Brandt không mấy thiện cảm và ngờ vực ra mặt với Tether USDT.
5. Nếu giá BTC đạt đến mức $100,000 các trader sử dụng đường trung bình sẽ vượt xa nhiều lần các trader sử dụng các công cụ rối rắm (Bollinger Bands, RSI, Fibs, biểu đồ, trendline,…) và sẽ vượt xa cực kỳ các trader dính dáng tới shitcoin.
6. Có một sai lầm nghiêm trọng trong suy nghĩ của nhiều trader non tay rằng nếu có đủ số lượng trader thấy cùng 1 mô hình giá thì mô hình đó sẽ trở thành đúng. Thực ra điều ngược lại mới đúng. Các mô hình biểu đồ được phát hiện và giao dịch theo bởi quá nhiều trader sẽ thất bại.
7. Nếu bạn có cảm giác cần phải giao dịch, khao khát được vào lệnh, và niềm thôi thúc lúc nào cũng muốn vào thị trường, thì thôi hãy tới Las Vegas đánh bạc. Ít ra bạn sẽ có được 1 bữa bò bít tết giá rẻ và nước uống miễn phí sau khi đánh mất tiền.
8. Không bearish không có nghĩa là bullish.
9. 4 điều dưới đây ảnh hưởng rất tiêu cực tới hiệu suất của trade theo biểu đồ:
- Cảm giác cần phải đoán đúng;
- Sự ám ảnh về tỷ lệ thắng (win rate);
- Sự ám ảnh về khả năng 1 mô hình sẽ thành công (nếu thành công có ý nghĩa nào đó);
- Sự chối bỏ các đỉnh trước đó.
10. Phần lớn các trader thực sự giỏi mà tôi đã gặp có được lợi nhuận thuần chỉ từ 15% số lệnh giao dịch của họ. Một trong các phần khó nhất của trading là sống sót qua 85% số lệnh giao dịch còn lại (với số lỗ ít và lời nhỏ đến trung bình) để có được 15% kia.
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 11 – 20
11. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành 1 trader pro, câu hỏi bạn nên đặt ra không phải là ” năm nay kiếm được bao nhiêu lợi nhuận “. Câu hỏi bạn nên đặt là ” làm sao để sống sót trên thị trường trong 30 năm tới “.
12. Một trader mới vào nghề trước tiên phải học cách để thua, trước khi học cách để thắng. Thua lỗ là 1 chức năng cơ bản của việc học bảo toàn vốn.
13. Một trader nên có nhận định về các khung thời gian khác nhau của một thị trường. Nếu các khung thời gian đi chung hướng thì đó là thời điểm để trade, còn nếu không thì đứng ngoài quan sát.
14. Một thực tế của trading – một trader luôn đặt khối lượng lệnh quá lớn khi dự đoán sai, và quá nhỏ khi dự đoán đúng.
15. Trong suốt 43 năm giao dịch phái sinh của tôi, những cú trade tốt tự nhiên tìm thấy tôi và bản thân chúng rất “tự tin”. Việc nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ để tìm 1 cú trade thực sự rất vô nghĩa.
16. Tất cả những tay phân tích kỹ thuật non nghề dường như bị ám ảnh bởi sự đáng tin cậy của mẫu hình. Còn bản thân tôi thì chỉ quan tâm tới việc 1 mẫu hình giá đem lại cho mình 1 cú trade hoà. (ý nói mẫu hình giá chỉ cần đem lại 1 cú trade hoà đã là tốt lắm rồi, đừng quá trông đợi là mẫu hình sẽ thành công và đem lại lợi nhuận)
17. USDTRY là 1 ví dụ tuyệt vời khi biểu đồ có sự biến đổi và đem lại các khả năng khác nhau. Tam giác cân được định nghĩa như là “mẫu hình của sự không quyết đoán và bối rối”. Tôi chỉ trade khi đã xuất hiện phá vỡ và luôn tránh xa các thị trường đi ngang.
18. Công thức của thảm hoạ trading:
FOMO (fear of missing out) + FOL (fear of losing) = Cháy Tài Khoản
19. Tôi hoàn toàn tin rằng các nhân tố cơ bản dẫn đường cho giá, nhưng như Bloomberg và CNBC thì tôi chỉ có thể biết được các nhân tố cơ bản có ý nghĩa gì sau 1 năm khi xu hướng đã kết thúc từ lâu.
20. Có rất nhiều vết xe đổ mà các trader mới đặt chân vào thị trường hay đi theo, một vài trong số đó:
- Win rate – sự ám ảnh cần phải đoán đúng
- Tìm kiếm lệnh thứ 2 có setup y hệt lệnh đầu tiên (ý nói thị trường luôn thay đổi, setup thứ 2 giống setup 1 chưa chắc sẽ thành công);
- % thời gian 1 mẫu hình sẽ thành công;
- Bắt dao rơi
- Tìm kiếm 1 cú trade (ý nói đừng tìm kiếm các cú trade, những trade tốt sẽ tự động xuất hiện và tìm đến ta).
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 21 – 30
21. Bạn có sẵn lòng đợi hàng tuần mà không trade chỉ để 1 cú trade đẹp xuất hiện? Tính kiên nhẫn sẽ thanh toán hoá đơn hàng tháng cho bạn.
22. Trader không tìm kiếm các cú trade tốt – các cú trade tốt tìm kiếm Trader. Những cú trade đẹp nhất sẽ tự xuất hiện.
23. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đoán đúng và kiếm được tiền. Các trader bị ám ảnh bởi việc phải đoán “đúng” thường sẽ mất tiền trong dài hạn.
24. Nếu bạn định hỏi tôi bao nhiêu tiền tôi dự tính sẽ kiếm được trong cú trade hay chuỗi trade tiếp theo, tuần tới, tháng sau hay năm sau tôi phải trả lời: “Tôi không hề biết.” Tôi không thể kiểm soát các kết cục của các cú trade, tôi chỉ có thể kiểm soát được quá trình trade của chính mình.
25. Người ta hay hỏi tôi về tỷ lệ thành công của các mẫu hình giá. Đây là CÂU HỎI SAI! Tôi thì hỏi bản thân mình các điều sau: Khả năng là như thế nào của việc
- Tôi có thể nhanh chóng dời stop loss về điểm hoà vốn được không?
- Một mục tiêu có thể được chạm tới mà không bị ngăn cản?
Tỷ lệ thành công của một mẫu hình là không xác định được.
26. Các mẫu hình cổ điển được phát hiện chính xác sẽ thể hiện sức mạnh của lực mua và bán trên thị trường. Mẫu hình giá thể hiện hình học hoá năng lượng của cung cầu và tài sản được phân tích.
27. Sự phân phối không phải giai đoạn cuối cùng của 1 xu hướng – tiếp sau sự phân phối sẽ là hoảng loạn khi phe bò thốt lên “tôi không quan tâm giá sẽ đi đâu nữa, tôi cần phải thoát khỏi vị thế của mình chỉ để dừng lại cơn đau.”
28. Có bao giờ bạn có cảm giác bạn thậm chí chẳng thể có nổi 1 cú trade thắng? Tôi là 1 người bạn cũ của cảm giác này, mặc dù may mắn thay nó không hề tới thăm tôi trong năm nay.
29. Đừng bao giờ đuổi theo 1 tín hiệu. Sẽ luôn có 1 ngày khác, 1 thị trường khác. Nếu bạn lỡ 1 bước giá thì có sao đâu? Thị trường vẫn luôn còn đó, vấn đề là bạn có sống sót đủ lâu để trade nó hay không thôi.
30. Bitcoin là để trade, chứ không phải để tôn thờ. Cẩn thận nhé những kẻ cuồng tiền thuật toán, để khỏi phải tôn thờ nhầm thánh.
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 31 – 40
31. Khối lượng giao dịch hàng ngày của crypto chỉ chiếm 3/10 của 1% của khối lượng giao dịch fiat hàng ngày. Thị phần của crypto trên tổng khối lượng tiền tệ thế giới sẽ tăng, nhưng những kẻ cuồng crypto thực sự là đang mơ mộng về 1 thời điểm khi mà crypto sẽ thay thế fiat.
32. Nếu bạn không hiểu hành vi của thị trường là gì, bạn nên giữ vốn và đừng giao dịch.
33. Kinh nghiệm dạy tôi rằng các vị thế nhỏ hơn thường sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn trong dài hạn so với các vị thế lớn rất dễ bị dính dừng lỗ trong 1 đợt săn dừng lỗ.
34. Một trong các bài học lớn mà tất cả trader non kinh nghiệm cần biết: Giao dịch có lợi nhuận khác với tỷ lệ thắng cao. Dự đoán đúng 1 cú trade đang bị quá coi trọng.
35. Dưới đây là những thực tế của việc giao dịch dựa trên các mô hình giá cổ điển:
- Một mô hình luôn luôn là một mô hình “tiềm năng” cho tới khi nó hoàn thành;
- Các mô hình đã hoàn thành có tỷ lệ thất bại rất cao.
Đó là lý do quản lý rủi ro và quản lý lệnh quan trọng hơn xác định cơ hội vào lệnh.
36. Tôi chỉ quan tâm tới xác suất, không phải dự đoán.
37. Việc mất tiền khi trade dễ dàng hơn rất nhiều so với việc kiếm được tiền khi trade.
38. Quy tắc trading: Tỷ lệ drawdown tệ nhất của bạn là tỷ lệ chưa bao giờ xuất hiện. Quy tắc này sẽ giúp bạn sử dụng đòn bẩy hợp lý. Ý nói bạn hoàn toàn có khả năng mất nhiều hơn số vốn lớn nhất đã từng bị mất, nên đừng có xài đòn bẩy quá cao.
39. Một điều cực kỳ quan trọng đối với 1 Trader là CẦN PHẢI HIỂU RÕ BẢN THÂN MÌNH. Nếu không hiểu bản thân mình thì đừng nên trade.
40. Sợ thua lỗ đã khiến rất nhiều Trader non tay đi tìm kiếm các hệ thống thảm hại với hứa hẹn có tỷ lệ thắng 80% trở lên.
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 41 – 50
41. Hai đức tính tuyệt vời nhất của cuộc sống là Kiên nhẫn và Trí tuệ. Bạn có thể thấy rõ nó trong cuộc sống, đặc biệt là trong đầu tư tài chính.
42. Một sai lầm lớn của Trader mới vào nghề là khối lượng cược của họ quá lớn, thường họ chịu rủi ro 5%, 10% hay nhiều hơn trên mỗi lệnh.
43. Các Trader theo phân tích kỹ thuật kiếm tiền bằng cách “sống ở thực tại” và thấu hiểu những gì biểu đồ đang mách bảo. Vẽ những đường thẳng vô nghĩa mà bạn mong là giá sẽ đi theo trên biểu đồ sẽ chẳng có tác dụng gì.
44. Hai nguyên liệu cho giao dịch thành công:
- Hãy kiên nhẫn dài
- Hãy tiếc nuối ngắn
45. Lo lắng hay quan tâm rằng 1 lệnh có thể bị thua là 1 trở ngại lớn tới lợi nhuận.
46. Có 1 câu thành ngữ từ thời kỳ đầu của trading nói về các thị trường Gấu: “Khi cớm xông vào nhà thổ thì tất cả đều bị bắt, kể cả tay chơi đàn piano.” Nếu bạn không hiểu câu này nghĩa là gì thì bạn chưa trade đủ lâu.
47. Bạn có bao giờ trải qua thời điểm trong nghiệp trading mà bạn quên hẳn cảm giác có 1 trade thắng là gì? Nếu đúng thì chào mừng tới thế giới của đầu cơ tài chính. Đó là cảm giác ai cũng trải qua.
48. Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với 1 swing Trader hay position Trader (Trader loại này thường lướt những con sóng dài, ít vào lệnh và giữ lệnh lâu) non tay là bị mắc kẹt trong 1 vùng dao động hẹp của giá, chờ đợi 1 cú phá vỡ chỉ để mất số vốn và sự lo lắng cần thiết trong khi họ hoàn toàn có thể vào 1 lệnh có ý nghĩa khi cú phá vỡ thực sự xảy ra.
49. Sự thật là tôi là 1 Trader theo quy tắc. Và quy tắc thì không thể nào được thiết lập hoàn chỉnh chỉ qua 1 vài cú trade.
50. Sự kiên nhẫn và kỷ luật để giao dịch tốt các mẫu hình giá theo hình học, cùng với việc xác định trước rủi ro và quản lý giao dịch đã cung cấp cho tôi 1 thế mạnh để đối mặt với thị trường.
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 51 – 60
51. Một tính cách để phân biệt 1 Trader đẳng cấp thế giới là Tự Nhận Thức Bản Thân, họ biết rõ về chính họ, điểm mạnh và điểm yếu.
52. Tôi không hề kiểm soát được 1 cú trade sẽ có lợi nhuận hay không. Công việc của tôi là vào lệnh. Không hơn không kém.
53. Đo lường 1 cú trade không phải là việc nó có đem lại tiền hay không. Một cú trade “tốt” hoàn toàn có thể làm mất tiền. Một cú trade “tệ hại” có thể có lợi nhuận.
54. Các giao dịch thua lỗ đem lại nhiều bài học cho chúng ta hơn là các giao dịch thắng.
55. Trong suốt các năm giao dịch, các cú trade có lợi nhuận lớn nhất của tôi đến từ việc HOLDING, không phải là giao dịch liên tục.
56. Cách một mẫu hình giá được hình thành là quan trọng hơn RẤT NHIỀU so với việc nó có hoàn thành hay không.
57. Có rất nhiều người có cho mình 1 đồng altcoin yêu thích, giống như là thú cưng vậy. Nó làm tôi nhớ đến trận chiến cá cược trở về những ngày xưa — và phần lớn những đồng coin thú cưng này cuối cùng sẽ kết thúc cuộc đời chúng trong bãi rác và bị lãng quên.
58. Tôi càng thích những cú phá vỡ mà buộc Trader phải gãi đầu than thở “nó là cái gì vậy?” .
59. Phân Tích biểu đồ chỉ có ích khi nó đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về quản lý rủi ro.
60. Tâm lý mơ mộng chưa bao giờ là 1 nhân tố cơ bản mạnh mẽ của 1 thị trường.
Lời Khuyên từ Peter Brandt : 61 – 70
61. Nói về RSI, Stochastic, và MACD các kiểu con đà điểu. Thị trường có thể giữ tình trạng quá mua lâu hơn nhiều so với thời gian các con Gấu đủ sức gồng để trả nợ cho 1 lệnh short đang thua. Quá mua/quá bán chỉ tốt để giao dịch các thị trường đi ngang. Thị trường bị quá bán nặng thường sắp đảo chiều.
62. Jesse Livermore là 1 ngọn núi của trí tuệ, tất cả những gì ông nói đều đúng cho tới ngày nay :
“Ham muốn phải thực hiện những cú vào lệnh bất kể điều kiện thị trường hiện tại là nguyên nhân cho rất nhiều thua lỗ của Phố Wall thậm chí đối với những tay chuyên nghiệp, những kẻ cho rằng họ phải đem gì đó về nhà mỗi ngày, giống như là đang làm công ăn lương vậy.”
– Jesse Livermore
63. (1)Các lệnh giao dịch dễ dàng nhất đối với tôi là khi giá phá vỡ rõ ràng, rồi tạo xu hướng ổn định tới khi chạm mục tiêu. (2)Các lệnh giao dịch dễ dàng thứ hai đối với tôi là khi chúng ngay lập tức bị thua lỗ — tôi thoát lệnh. (3)Các lệnh giao dịch khó khăn nhất của tôi là các giao dịch đang có lợi nhuận mà giá không chịu chạy tiếp.
64. Những người yêu thích crypto có 1 vấn đề quan trọng: nó gọi là biến động!. Thế giới ảo tưởng nào sẽ chấp nhận 1 loại tài sản như là kênh lưu trữ giá trị, trung gian thanh toán và đo lường sự an toàn với các sóng tăng giảm hoang dại như vậy?
65. Tỷ lệ thắng trong suốt sự nghiệp giao dịch của tôi luôn thấp hơn 50%. Một lần một trader non tay hỏi tôi, “Vậy sao ông không tìm kiếm những lệnh thắng lớn?”, tìm những lệnh thắng, đặc biệt các lệnh thắng lớn, là 1 quá trình khám phá. Các lệnh lỗ là 1 phần quan trọng của quá trình đó.
66. Sự nghiệp trading của tôi tuân theo quy tắc Pareto. 85% lợi nhuận của toàn sự nghiệp đến từ 15% số lệnh tôi đã vào. Điều này có nghĩa là 85% số lệnh còn lại của tôi là bỏ đi. Điều này có nghĩa là công việc của tôi cho phép 15% số lệnh kiếm lợi nhuận, và quản trị rủi ro cực kỳ nghiêm ngặt đối với 85% số lệnh còn lại.
67. Biểu đồ cho thấy KHẢ NĂNG, không phải KHẢ NĂNG CAO và đương nhiên không phải SỰ CHẮC CHẮN. Sự lặp lại của mẫu hình cho thấy KHẢ NĂNG. Nếu bạn không chấp nhận được điều này, thì hãy cứu giúp thế giới và quyên góp cho từ thiện trước khi bạn làm mất nó. Thị trường khác nhau, khung thời gian khác nhau.
68. Một điều tôi đã học được sau 45 năm giao dịch: (1)Long tài sản quan trọng nhất của 1 nhóm (2)Short tài sản yếu nhất của 1 nhóm. Mua vào những thứ đi theo sau với hy vọng bắt được sóng “ăn theo” thường không hiệu quả. (BTC vs Altcoins).
“Những kẻ có kiến thức thì không tiên đoán. Những kẻ thích tiên đoán thì không có kiến thức.”Lão Tử, thế kỷ 6 trước Công nguyên