Thế giới vài tháng qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, thị trường và quy định mới trong lĩnh vực tiền điện tử. Sự tham gia của các ông lớn công nghệ và các chủ thể nhà nước đã thúc đẩy các ý tưởng về tiền tệ kỹ thuật số bùng cháy mãnh liệt.
Những sáng kiến mới này đang buộc các nhà lãnh đạo trên toàn cầu phải hỏi lại câu hỏi: vai trò của tiền kỹ thuật số sẽ là gì trong thập kỷ tới, và đến cuối cùng liệu sẽ có một đại diện mới cho sự thay đổi trong một bối cảnh chính trị và nền kinh tế rộng lớn hơn định hình lại tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế?
Việc số hóa cơ bản hệ thống kinh tế hiện đang được tiến hành tốt ở phần cơ sở hạ tầng, công nghệ blockchain đang dần dần trở thành tiêu điểm của các chủ thể quốc gia lớn. Đồng tiền kỹ thuật số từ ngân hàng trung ương có thể sẽ sớm được hỗ trợ và các hợp đồng thông minh sẽ đại diện cho việc chuyển hóa các lớp tài sản thành token riêng.
Những thay đổi nhanh chóng này khiến các cơ quan quản lý hàng đầu ở khắp mọi trên thế giới phải vật lộn để chuyển mình từ một hệ thống tài chính cũ sang một hệ thống kinh tế mới mở, toàn cầu và có những kết nối đáng tin cậy hơn.
Nền tảng của những thay đổi này là sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng blockchain công cộng, chẳng hạn như ethereum, cho phép những người tham gia thị trường phát hành mã thông báo tiền điện tử đại diện cho tiền tệ trong thế giới thực hay các loại tài sản tài chính khác. Lớp cơ sở này có thể được so sánh với lớp cơ sở lưu giữ những hồ sơ và giao dịch đáng tin cậy của TCP/IP và HTTP, lớp giao thức cho phép internet ngày nay mở rộng trên toàn cầu.
Đến hiện tại có một số cách cạnh tranh để tiếp cận xây dựng nên một hệ thống tài chính mới trên cơ sở hạ tầng này.
1. Tài chính mở
Đầu tiên được đại diện bởi những người chơi thuộc các hệ sinh thái có nguồn gốc từ tiền điện tử, bao gồm Circle và Coinbase, những người đang xây dựng các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định như USD Coin (USDC) trên các blockchain công khai. Mặt trận này cung cấp cơ sở cho các nhà phát triển và các công ty xây dựng các cấu trúc tài chính cấp cao hơn như thị trường cho vay và tín dụng phi tập trung, dịch vụ thanh toán và các công cụ tài chính thương mại.
Được điều chỉnh bởi các quy tắc ngân hàng thanh toán hiện có ở Mỹ và EU, các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường tư nhân này đang phát triển nhanh chóng và giúp hình thành một trụ cột của phong trào tài chính mở.
2. Chính phủ điều hành
Ví dụ tốt nhất ở mặt trận thứ 2 là cơ sở hạ tầng thanh toán tiền điện tử kỹ thuật số (DCEP) sắp tới của Trung Quốc, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng được kiểm soát hoàn toàn, tập trung và được cấp phép cho phiên bản Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc.
Mặc dù có thể phù hợp với mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc, nhưng ý tưởng này có vẻ không phù hợp với các nguyên tắc internet mở và không có khả năng nhận được nhiều phản hồi nhiệt tình từ cộng đồng phát triển internet rộng lớn hơn.
3. Liên minh tư nhân
Mặt trận thứ 3, dẫn đầu bởi Hiệp hội Libra với dự án tiền tệ dự trữ bằng đồng Libra, đang cố gắng xây dựng một loại tiền tệ kỹ thuật số tổng hợp được sử dụng trên toàn cầu.
Giống như nỗ lực của Trung quốc, đề xuất của Facebook là tạo ra một cơ sở hạ tầng tập trung và được cấp phép. Điều này sẽ hạn chế triệt để mức độ mở và khả năng truy cập của cơ sở hạ tầng đối với các nhà phát triển và các công ty muốn xây dựng trên nó.
Thế giới cạnh tranh
Trong mỗi cách tiếp cận nêu ở bên trên, chúng ta đều có thể ngoại suy ra một thế giới quan cơ bản với mỗi cách tiếp cận.
Đầu tiên, chúng ta có muốn một hệ thống tài chính mở được xây dựng trên mạng internet công cộng cho phép giá trị được di chuyển một cách tự do, dễ dàng đến mọi nơi trên thế giới với sự bảo vệ về quyền riêng tư mạnh mẽ, cho phép mọi người và các công ty xây dựng các thỏa thuận tài chính với nhau theo một hệ thống mã, được thi hành bởi cơ sở hạ tầng blockchain công cộng cho phép việc thương mại và giao dịch giữa mọi người ở khắp mọi nơi? Nói tóm lại, chúng ta có muốn một hệ thống tài chính toàn cầu được xây dựng theo hình ảnh của mạng internet hiện tại không?
Hoặc, nếu thế giới đi theo cách tiếp cận của Trung Quốc, chúng ta có muốn một thế giới có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với sự đổi mới trong hệ thống tài chính, với sự kiểm soát cực kỳ chặt chẽ về nơi đi chốn ở hay ai có thể truy cập vào hệ thống? Một hệ thống như vậy có thể tăng cường sự hiệu quả và phạm vi nó trên toàn cầu cho đồng nhân dân tệ. Nhưng nó cũng sẽ phản ánh rằng internet được kiểm soát một cách chặt chẽ hiện có tồn tại ở Trung Quốc. Liệu rằng hệ thống này sẽ cung cấp các điều khoản bình đẳng cho người dân và các công ty trên toàn cầu, những người muốn giao dịch với Trung Quốc?
Thế giới quan do Facebook và Libra đưa ra cho thấy một hệ thống tài chính toàn cầu mới được kiểm soát và điều hành bởi các công ty tư nhân lớn nhất thế giới. Thay vì xây dựng hệ thống dựa trên tiền tệ có chủ quyền hiện có, Facebook tìm cách xây dựng và tạo ra một loại tiền tệ toàn cầu mới. Chúng ta có muốn một hệ thống tài chính toàn cầu mới được kiểm soát bởi một vài công ty tư nhân, sự cho phép và đổi mới được tập trung trên một cơ sở hạ tầng khép kín?
Các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, những người chịu trách nhiệm về quá trình thương mại toàn cầu, giờ phải vật lộn với sự đổi mới đến từ tiền điện tử. Các lựa chọn mà họ sẽ phải đối mặt và các quyết định cuối cùng được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quan, sẽ có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Trong khi đó, khi các chính phủ nghiên cứu và tranh luận về những chủ đề này, từng chút một và từng chút một, các nhà cải tiến kỹ thuật trên toàn thế giới đang sử dụng tiền điện tử để xây dựng lại hệ thống kinh tế toàn cầu ngay trước mắt chúng ta với sự kỳ diệu của từng con người.
Coindesk | Nguồn
Dũng Bùi | Biên tập
Về bản thân mình
Là người tin tưởng rằng công nghệ Blockchain & Cryptocurrency sẽ thay đổi cách chúng ta kết nối và trao đổi các giá trị với nhau. Những chia sẻ về tiền điện tử của mình được cập nhật thường xuyên ở trên Coin98 Finance, Medium, Steemit. Hãy theo dõi mình để có thể đón đọc những bài viết mới nhất nhé.